Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Truyện Thánh An Tôn




 

Lời soạn giả 

Cũng như Thánh Vinh Sơn, Thánh Antôn được cộng đồng tín hữu Việt Nam biết rất sớm và nhiệt thành mộ mến, nhất là Hai Đấng đều rộng rãi hay ban ơn giáng phúc nhãn tiền. 
Về thánh Vinh sơn, đã có cuốn “Thánh Vinh sơn hay làm phép lạ”, xuất bản năm 1970. 
Về Thánh Antôn, lâu nay ít thấy có cuốn nào lưu hành. Vì thế chúng tôi mạo muội biên soạn tập sách này, dựa theo cuốn truyện “Ông Thánh Antôn” của Cố Phêrô Maria Lương, bằng chữ nôm, ấn hành năm 1910 tại Hà Nội. 

Sách này gồm 3 phần : 
1. Cuộc đời lạ lùng của thánh nhân 
2. Lòng sùng kính và mộ mến với thánh nhân. 
3. Các bài hát về thánh AnTôn và thánh Phanxicô 

Thời Trung cổ, ở Châu âu, người ta chú trọng đến nhiều mặt thần kỳ hơn là điều bình dị. Trong truyện các thánh, nhất là những đấng hay làm phép lạ quá nhiều, và nói nhiều về đời sống nhân đức của các ngài. Đó cũng là trường hợp thánh Antôn thành Padua . Câu chuyện thường rườm rà, nhiều chi tiết, mà thiếu sự nhất quán. 
Nay chúng tôi soạn lại cho ngắn gọn, súc tích, dễ đọc hơn: rút bớt những điều nói đi nói lại. Mỗi loại phép lạ chỉ tóm lại hai tích điển hình. 
Mong rằng cuốn sách nhỏ này làm cho nhiều giáo hữu hiểu biết và sùng kính thánh ntôn nhiều hơn, hầu được ơn phù trợ của Người nhiều hơn nữa. 

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Tổng BT Nguyễn Phú Trọng gặp Đức Giáo Hoàng Benedict XVI




Theo hãng tin AFP

         Hôm qua, 22/01/2013, Đức Giáo hoàng Benedicto 16 đã tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, một cử chỉ nhằm nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc cải thiện quan hệ giữa Tòa Thánh với chế độ Hà Nội.
Rất hiếm khi nào Đức Giáo hoàng tiếp riêng các chính khách không phải là nguyên thủ quốc gia hay lãnh đạo chính phủ. Buổi tiếp kiến lại diễn ra vào thứ ba, ngày mà bình thường Đức Giáo hoàng không tiếp ai.
Phái đoàn của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã đi vào Vatican qua ngõ Quảng trường Thánh Phêrô, một đặc ân vốn chỉ dành cho các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ.

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Chuyện Kể Thánh An Tôn


THÁNH ANTÔN PAĐUA, (St. Anthony of Padua)
Linh mục, tiến sĩ Hội Thánh, ngày 13/6
         
 “ Muôn dân tường thuật sự khôn ngoan của các thánh, và Giáo Hội loan truyền lời ca tụng các Ngài: tên tuổi các Ngài sẽ muôn đời tồn tại”( Hc 44, 14-15 ).Thánh Antôn Pađua qua đời mới có 36 tuổi, nhưng Ngài đã nổi tiếng về nhân đức ,phép lạ và những tư tưởng của Ngài.

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Lên Rước Lễ Vì Ta Tự Xét


Có phải không lên rước lễ vì ta tự xét là không xứng đáng hoặc chưa sẵn sàng chăng?

Hỏi (chi tiết): 
30. Có phải không lên rước lễ vì ta tự xét là không xứng đáng hoặc chưa sẵn sàng chăng?
Đáp: 
Ngày xưa, linh mục dâng thánh lễ bằng tiếng La-tinh và quay lưng lại với giáo dân. Mỗi người tự dọn mình bằng cách đọc thầm kinh dọn chịu lễ trước khi lên rước lễ. Nhưng ngày nay, theo tinh thần canh tân phụng vụ sau Công Đồng Vaticanô II, toàn bộ thánh lễ là sự chuẩn bị cho việc rước lễ. Hay nói đúng hơn, toàn bộ thánh lễ là hiệp lễ (rước lễ): từ việc mặc niệm lúc đầu thánh lễ, nhìn nhận tội lỗi mình, nghe Lời Chúa qua các bài đọc, lời nguyện giáo dân, thông dự vào kinh nguyện Thánh Thể, đọc kinh Lạy Cha. Tất cả đều nhằm khai triển hành động của Chúa Kitô, Đấng làm cho chúng ta trở nên thân thể của Người.
Trong kinh nguyện Thánh Thể, sau khi bánh, rượu đã được thánh hiến, chúng ta xin Chúa Cha, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, để sau khi lãnh nhận Mình và Máu Chúa Kitô, chúng ta được hiệp nhất trong Hội Thánh, là Nhiệm Thể của Chúa Kitô.
Chúng ta thấy rước lễ quan trọng như thế nào khi biết rằng rước lễ tóm lược toàn bộ thánh lễ. Do đó những người tham dự thánh lễ không nên tách rời cộng đoàn và tự cô lập mình, khi nghĩ rằng mình không xứng đáng lên rước lễ. Chúng ta không quên điều này: rước lễ không phải là một phần thưởng, nhưng là một lương thực.

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

Thánh An Tôn Hay Làm Phép Lạ

Thánh An Tôn 



Người ta thường gọi thánh Antôn Pađua là "ông thánh hay làm phép lạ". Ngài là linh mục tiến sĩ Hội Thánh. Có lẽ, bạn đang đọc những dòng này, đã lần nào đó nhận được ơn lạ ngài ban sau khi khẩn cầu với Ngài. Tuy ngay lúc sinh thời Ngài đã làm rất nhiều phép lạ, nhưng Ngài một mực hạ mình khiêm nhu. Chính sự khiêm nhượng cộng với lòng mến Chúa yêu Ðức Mẹ say mê và thương người tha thiết của Ngài đã làm nên phép lạ.

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

GH VIỆT NAM CẦN TẬP TRUNG VÀO VIỆC HUẤN LUYỆN ĐỨC TIN

             "Giáo hội tại Việt Nam cần tập trung vào việc huấn luyện đức tin" 

                Đức hồng y Oswald Gracias trả lời phỏng vấn của WHĐ  


WHĐ (21.12.2012) – Nhân dịp Đại hội toàn thể lần thứ X Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) vừa diễn ra tại giáo phận Xuân Lộc, Việt Nam, chúng tôi đã gặp Đức hồng y Oswald Gracias, Chủ tịch FABC và được ngài dành cho cuộc phỏng vấn:

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Năm mới nói chuyện lịch

(22/12/2012 15:49 PM)
Năm mới nói chuyện “lịch, niên đại, ngày và đêm”

Lịch
Hôm nay là thứ mấy? Năm nay Lễ Phục Sinh vào ngày nào? Lễ Giáng Sinh là thứ mấy trong tuần? Còn bao lâu thì đến kỳ nghỉ? Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta phải xem lịch.
Những cuốn lịch trông rất đơn sơ, nhưng phải mất nhiều thế kỷ người ta mới tìm ra cách tính thời gian của chúng ta hôm nay. Câu chuyện về cuốn lịch của chúng ta bắt đầu từ những ngày khi con người biết đọc, biết viết.
Có thể cách đầu tiên theo dõi thời gian là tính ngày. Có lẽ tổ tiên ta thuở xưa đếm ngày bởi "mặt trời" như một số dân tộc nguyên thuỷ hiện nay vẫn làm. Cũng có thể theo bước thời gian bằng "bóng đêm". Một vài dân tộc nguyên thuỷ vẫn làm như vậy. Một ngày trong lịch của chúng ta là thời gian ban ngày và ban đêm. Nhưng ngày xửa ngày xưa, con người không nghĩ về ngày như chúng ta ngày nay.
Hầu hết khi người ta đếm "mặt trời" hay "đêm tối", họ phải chú ý đến sự biến đổi của mặt trăng. Trăng đầy. Trăng mỗi ngày mỗi vơi cho đến khi trăng đầy trở lại. Từ trăng đầy này đến trăng đầy khác là cách đo thời gian tốt. Từ "tháng" trong Anh ngữ (month) do từ "trăng" (moon) mà ra.
Cùng thời, con người thấy rằng các mùa cứ tiếp nối theo nhau với một trật tự đều đặn. Ở Ai Cập cổ đại, khi sông Nil làm đất đai ngập lụt được theo sau là những mùa trồng trọt và chăm bón, chu kỳ của các mùa trở thành năm.
Tổ tiên của chúng ta xưa kia không biết đến thời gian, nhưng sự chuyển động của trái đất và mặt trăng đã cho họ những cách tính thời gian. Sự di chuyển của trái đất làm cho mặt trời mọc và lặn. Mặt trăng chuyển động quanh trái đất làm cho mặt trăng tưởng như biến đổi hình dạng. Sự chuyển dịch của trái đất xoay quanh mặt trời tạo nên chu kỳ của các mùa.
Cả một thời gian dài, không ai chịu tìm cách sắp xếp ngày, tháng và năm lại với nhau. Đến khi họ làm, họ đã gặp khó khăn, số ngày không phù hợp với các tháng. Thời gian từ lần trăng tròn này đến lần trăng tròn kia khoảng chừng 29 ½ ngày. Số ngày cũng không khớp đều với những năm. Để di chuyển quanh mặt trời, trái đất phải mất khoảng 365 ¼ ngày. Và số tháng mặt trăng không bằng nhau trong năm. Mặt trăng di chuyển quanh trái đất vào khoảng 12, 13 lần trong 1 năm.