(22/12/2012 15:49 PM)
|
Năm mới nói chuyện “lịch, niên đại,
ngày và đêm”
Lịch
Hôm
nay là thứ mấy? Năm nay Lễ Phục Sinh vào ngày nào? Lễ Giáng Sinh là thứ mấy
trong tuần? Còn bao lâu thì đến kỳ nghỉ? Để trả lời cho những câu hỏi này,
chúng ta phải xem lịch.
Những
cuốn lịch trông rất đơn sơ, nhưng phải mất nhiều thế kỷ người ta mới tìm ra
cách tính thời gian của chúng ta hôm nay. Câu chuyện về cuốn lịch của chúng
ta bắt đầu từ những ngày khi con người biết đọc, biết viết.
Có
thể cách đầu tiên theo dõi thời gian là tính ngày. Có lẽ tổ tiên ta thuở xưa
đếm ngày bởi "mặt trời" như một số dân tộc nguyên thuỷ hiện nay vẫn
làm. Cũng có thể theo bước thời gian bằng "bóng đêm". Một vài dân
tộc nguyên thuỷ vẫn làm như vậy. Một ngày trong lịch của chúng ta là thời
gian ban ngày và ban đêm. Nhưng ngày xửa ngày xưa, con người không nghĩ về
ngày như chúng ta ngày nay.
Hầu
hết khi người ta đếm "mặt trời" hay "đêm tối", họ phải
chú ý đến sự biến đổi của mặt trăng. Trăng đầy. Trăng mỗi ngày mỗi vơi cho
đến khi trăng đầy trở lại. Từ trăng đầy này đến trăng đầy khác là cách đo
thời gian tốt. Từ "tháng" trong Anh ngữ (month) do từ
"trăng" (moon) mà ra.
Cùng
thời, con người thấy rằng các mùa cứ tiếp nối theo nhau với một trật tự đều
đặn. Ở Ai Cập cổ đại, khi sông Nil làm đất đai ngập lụt được theo sau là
những mùa trồng trọt và chăm bón, chu kỳ của các mùa trở thành năm.
Tổ
tiên của chúng ta xưa kia không biết đến thời gian, nhưng sự chuyển động của
trái đất và mặt trăng đã cho họ những cách tính thời gian. Sự di chuyển của
trái đất làm cho mặt trời mọc và lặn. Mặt trăng chuyển động quanh trái đất
làm cho mặt trăng tưởng như biến đổi hình dạng. Sự chuyển dịch của trái đất
xoay quanh mặt trời tạo nên chu kỳ của các mùa.
Cả
một thời gian dài, không ai chịu tìm cách sắp xếp ngày, tháng và năm lại với
nhau. Đến khi họ làm, họ đã gặp khó khăn, số ngày không phù hợp với các
tháng. Thời gian từ lần trăng tròn này đến lần trăng tròn kia khoảng chừng 29
½ ngày. Số ngày cũng không khớp đều với những năm. Để di chuyển quanh mặt
trời, trái đất phải mất khoảng 365 ¼ ngày. Và số tháng mặt trăng không bằng
nhau trong năm. Mặt trăng di chuyển quanh trái đất vào khoảng 12, 13 lần
trong 1 năm.
Các
tu sĩ Babylon thuở xưa đã làm một loại lịch mà nó có 29 ngày trong 1 tháng và
30 ngày trong những tháng khác. Năm đầu tiên của họ có 12 tháng và 30 ngày
trong những tháng. Nhưng có một số ngày quá ngắn. chẳng bao lâu, các tháng đã
tuột khỏi các mùa. Nếu mỗi năm của chúng ta có một số ngày thời gian ngắn hơn
để trái đất quay quanh mặt trời, Lễ Giáng Sinh có thể đến vào giữa mùa hè. Để
giữ cho các tháng không quá sai lệch với thứ tự của các mùa, các tu sĩ đã đặt
một tháng bổ sung cho mỗi 2 hoặc 3 năm.
Người
Hy Lạp thuở xưa có một loại lịch giống của người
Khi
Julius Caesar trị vì Đế quốc La Mã, lịch bị xáo trộn nghiêm trọng, Caesar vứt
bỏ lịch tháng mặt trăng của họ và bắt đầu làm lại. Ông đề nghị một số nhà
thiên văn giúp đỡ. Để làm lịch mới, họ mượn khái niệm của người Ai Cập. Người
Ai Cập tính độ dài của năm bằng cách nhìn ánh sáng của sao Sirius. Năm của họ
bắt đầu khi sao Cirius xuất hiện ở phía đông lúc bình minh. Một năm dài 365
ngày.
Các
nhà thiên văn học của Caesar quyết định rằng 1 năm có thể là 365 ¼ ngày. Rồi
mỗi năm thứ tư có thể có 1 năm nhuận với 366 ngày.
Từ
đó họ quyết định không chia tháng theo mặt trăng thực sự, họ có thể làm các
tháng dài thế nào tuỳ họ thích. Họ quyết định chia năm thành 12 tháng có độ
dài gần bằng nhau. Thấy rằng họ có 5 tháng 31 ngày và 7 tháng 30 ngày một
cách dễ dàng. Người La Mã nghĩ rằng những con số lẻ là số may mắn. Để có thêm
tháng có 31 ngày nữa, họ đã lấy một ngày của một tháng 30 ngày từ tháng 2.
Julius
Caesar đã đặt tên một tháng với tên mình đó là tháng bảy (July). Tất nhiên
tháng này có 31 ngày. Khi Augustus Caesar trở thành hoàng đế, vài năm sau đó,
tháng sau tháng bảy được đặt tên của ông ta. Nhưng đó chỉ là tháng 30 ngày.
Một tháng mang tên của hoàng đế không thể chỉ có 30 ngày! Thế là một ngày nữa
của tháng hai được cộng thêm cho tháng tám (August). Ngoại trừ năm nhuận,
tháng hai còn lại 28 ngày.
Các
tháng của chúng ta ngày nay không thay đổi gì so với thời Augustus Caesar.
Tên các tháng của chúng ta là tên từ La Mã mà ra. Các tuần của chúng ta cũng
giống như các tuần trong lịch Caesar.
Những
hoạch định của Caesar về năm nhuận được tuân theo khoảng 1.600 năm. Nhưng lúc
đó, ngày tháng hơi lệch khỏi vị trí trong các mùa. Điều phức tạp là một năm
không hẳn là 365 ¼ ngày. Lịch của Caesar đặt năm nhuận vào rất thường xuyên.
Đức Giáo hoàng Gregory quyết định thay đổi để sửa lỗi này. Năm 1582, ngài nhờ
một nhà thiên văn học người Ý giúp ngài tính toán quy tắc tốt hơn cho các năm
nhuận, chúng ta, ngày nay vẫn theo quy luật của ngài. Đó là: nếu số của một
năm có thể chia hết cho 4, nó là năm nhuận, trừ phi nó có thể chia cho 100,
nó có thể là năm nhuận nếu nó có thể chia hết cho 400.
Để
ngày tháng trở lại vị trí thích hợp của chúng trong các mùa, Đức Giáo hoàng
Gregory chuyển ngày lên 10 ngày. Ngày 5 tháng 10 trong năm đó thành 15 tháng
10.
Một
số quốc gia công nhận lịch này rất chậm. Những nước nói tiếng Anh chỉ đến năm
1752 mới dùng nó. Vào lúc đó, lịch cũ đã lệch ra ngoài đến nỗi lịch phải
chuyển lên thêm 11 ngày. Nhiều người đã nghĩ rằng họ đã mất 11 ngày trong
cuộc đời. Đã có những cuộc meeting lớn họ hô to khẩu hiệu: "Trả lại cho
chúng tôi 11 ngày" (give us back our 11 days).
Đồng
thời, ngày 1 tháng 1 được xem là ngày của năm mới. Trước đó ngày 25 tháng 3
là ngày đầu tiên của năm mới.
Ngày
nay, chúng ta vẫn dùng lịch của Đức Giáo hoàng Gregory. Quy tắc về năm nhuận
của ngài vẫn đúng. Nhưng một số người nghĩ rằng lịch của chúng ta nên thay
đổi.
Niên
đại
Mỗi
năm đều có một con số. Để nói về niên đại (dates) của một sự việc xảy ra,
chúng ta đưa ra con số của năm đó. Chẳng hạn khi chúng ta nói rằng Kha Luân
Bố (Cristoforo Colombo) đã tìm ra Mỹ châu năm 1492.
Các
năm đã được tính số từ năm được giả định là năm mà Chúa Giêsu giáng sinh. Để
tính những niên đại xảy ra trước đó, chúng ta đếm ngược lại từ năm thứ nhất.
Đoạn chúng ta đặt chữ B.C. sau số chỉ năm. “B.C.” có nghĩa là “trước Chúa
Giêsu/ before Christ”. Những ngày tháng xảy ra sau sinh nhật Chúa Giêsu đôi
khi có chữ A.D. (sau Chúa giáng sinh/ anno Domini) trước con số đó.
Năm
thứ nhất sau Chúa giáng sinh thật ra không phải là năm Chúa Giêsu được sinh
ra. Một sự nhầm lẫn đã xảy ra. Chúa Giêsu sinh ra trước đó ít nhất là 4 năm.
Nhưng khi sai lầm này được phát hiện, nó đã quá muộn cho việc thay đổi lịch.
Cách tính năm mãi đến vài trăm năm sau cuộc tử nạn của Chúa Giêsu mới được
bắt đầu. Trước đó có những cách khác để tính năm tháng.
Những
người La Mã đã tính năm của họ từ ngày sáng lập thành
Vào
thời kỳ xa xưa hơn nữa, những năm thường được đặt tên thay vì đánh số. Một
phương án nữa là cách tính năm theo triều đại của người trị vì. Trong Kinh
Thánh, một niên đại là “vào năm thứ nhất của Cyrus, Vua Ba Tư”. “Vào năm thứ
tư của triều đại Salomon xứ
Ngày
và đêm
Từ
“ngày/ day” có 2 nghĩa. Khi chúng ta nói về số ngày trong một năm chúng ta
dùng “ngày/ day” với nghĩa 24 giờ. Nhưng khi chúng ta nó về ngày đêm chúng ta
dùng “ngày/ day” với nghĩa thời gian giữa lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời
lặn - tức thời gian khi mà mặt trời ở phía trên chân trời.
Vì
trái đất có hình dáng như một quả bóng, nên mặt trời chỉ có thể chiếu sáng
cùng lúc trên một nửa của nó. Luôn luôn một nửa của trái đất là ngày (day) và
một nửa là đêm (night). Một nơi được chuyển từ ngày sang đêm và từ đêm tới
ngày lặp đi lặp lại do sự quay tròn của trái đất.
Tại
vùng xích đạo, ngày và đêm luôn dài bằng nhau. Chúng kéo dài 12 giờ cho ban
ngày và ban đêm. Mặt trời mọc vào lúc 6 giờ sáng và lặn vào lúc 6 giờ chiều.
Vào
2 ngày hằng năm - khoảng 20 tháng Ba và 23 tháng Chín - trên khắp trái đất
ngày và đêm thời gian dài bằng nhau. Ngày và đêm của trái đất luôn luôn dài
bằng nhau ở bất cứ nơi nào nếu nó không vì độ nghiêng của trái đất khi nó
quay tròn. 6 tháng Bắc Cực nghiêng về phía mặt trời. Trong những tháng này,
bắc bán cầu nhận nhiều giờ ánh sáng hơn nam bán cầu. Ngày dài hơn đêm. Phía
nam xích đạo đêm dài hơn ngày.
6
tháng còn lại, Bắc Cực bị lệch khác hướng mặt trời. Do đó, phía nam bán cầu
nhận ánh sáng nhiều hơn. Ngày dài hơn đêm. Mọi nơi, mùa thu và mùa đông là
những mùa của đêm dài. Mùa xuân và mùa hạ là những mùa của ngày dài.
Mặc
dù suốt mùa xuân và mùa hạ ngày dài hơn đêm. Tất cả chúng không có độ dài như
nhau. Ở
Xa
hơn về phương bắc, ngày càng dài hơn, ngày dài nhất là ở đây. Phía bắc của
Bắc cực, trong “vùng đất của mặt trời nửa đêm” có những ngày hoặc những tuần
hoặc thậm chí những tháng, mặt trời không bao giờ lặn. Bắc cực suốt 6 tháng
liên tục là ngày.
Câu
chuyện về mùa thu và mùa đông hoàn toàn đối nghịch với mùa xuân và mùa hạ.
Bắc Cực trong những tháng này có đêm liên tục. Dĩ nhiên mặt trời sau đó chiếu
sáng trên Nam Cực 24/24 giờ. Vào ngày Giáng Sinh Quito, thủ đô
Thời
gian trên hành tinh của chúng ta là như thế. Có niên đại, có ngày và có đêm.
Và hôm nay, chúng ta nhộn nhịp đón xuân về. Lại một năm mới.
Nguồn:
The Golden Book Encyclopedia –
Jos. Tú Nạc, NMS
(Nguồn: emty.org)
|
Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013
Năm mới nói chuyện lịch
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét