Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Thánh An Tôn và những sự kiện


JEAN RIGAUID


KINH ÔNG THÁNH ANTÔN

Chúng con thân Lạy ông Thánh Antôn là thánh cả Đức Chúa trời đã chọn, cũng là con riêng Đức Bà yêu dấu. Để thông ơn phúc cho cả và thiên hạ, xưa ở đời này đầy lửa kính mến Chúa, hằng ước ao cho danh cha cả sáng, cùng ái mộ phần rỗi nhân loại, nên đã làm
phép lạ cứu giúp muôn vàn người khỏi tai nạn phần hồn phần xác. Khi đã về cùng Chúa thì càng được thế lực mà làm nên ơn phúc càng nhiều, nhất là mấy năm nay thế gian đầy dậy tai ương khốn nạn, thì ông Thánh Antôn càng rộng tay làm phúc. Hễ ai túng rỗi chạy đến cầu xin Người, bất luận việc lớn bé thế nào, liền được ơn Người cứu giúp. Nay chúng tôi là dân nghèo nàn thiếu thốn phần hồn phần xác, dám dâng việc lành nầy để tỏ lòng tôn kính cậy trông.

Chúng tôi thân lạy ông thánh Antôn, xin ghé mắt thương xem chúng tôi khốn khó, cho mọi người trong họ chúng tôi được ơn Người phù hộ, hầu ở đời nầy giúp nhau giữ đạo cho nên và chung cuộc làm ăn hàng ngày đủ dùng, đến khi lâm chung, xin dắt dìu linh hồn chúng con lên hợp cùng ông thánh Antôn mà ngợi khen Chúa và Đức Mẹ chẳng cùng. Amen

Mừng 800 năm
ngày sinh thánh Antôn (1195-1995)

THÁNH ANTÔN PADUA

DẪN NHẬP

Thánh Antôn qua đời ngày 13-6-1231, được phong thánh một năm sau, ngày 30-5-1232.

Từ sau ngày phong thánh, trong hai thế kỷ 13,14; sách viết về người cũng ít. Các tài liệu gốc, hay gọi là nguồn không dồi dào.  Để phác họa lại chân dung vị thánh hay làm phép lạ, vị thánh của đại chúng, chỉ có một số cứ liệu gom lại kê là ít. Đã ít mà còn, một đàng, thiếu độc đáo, tác giả sau cứ chép lại tác giả trước, đàng khác, thiếu độc đáo, nhiều sự kiện được kể đại cương lờ mờ.


Các nhà biên khảo phê bình hiện đại đã gần nhất trí với nhau phủ nhận giá trị lịch sử của các sách viết sau thế kỷ 14. Các vị đã đưa các tài liệu gốc, chính thức, viết ở hai thế kỷ 13,14, ra so sánh tỉ mỉ, nghiên cứu nghiệt ngã, cá vị vẫn chưa đồng ý với nhau về mức độ tin tưởng đặt vào giá trị thực sự của các tài liệu cổ ấy và các vị thường đi đến những kết luận không hoàn toàn với nhau. Tóm lại, sự hiểu biết của chúng ta về cuộc đời thánh Antôn vẫn còn là từng mảnh, ngổn ngang các điểm đang tranh luận và đầy những chỗ trống thường được lấp bằng các cố gắng của tưởng tượng. Các tài liệu gốc ít và nghèo nàn.

Về thế kỷ 13, ngoài vài trang ký sự có giá trị, liên quan đến thánh Antôn, của Thomas de Eccleston trong De Adventu Minorum In Angliam (Về Anh Em Hèn Mọn sang nước Anh), và của Rolando, chưởng kế ở Padova, mất năm 1276, sách cổ viết về thánh Antôn có:
Legenda prima (Truyện Một). Có một tên nữa là Legenda Assidua, vì sách khởi đầu bằng câu: Assidua Fratrum postulatione deductus... cho đến nay vẫn chưa biết tác giả là ai. Các nhà biên khảo đã tranh luận nhiều, để biết sách có phải do nhiều tác giả không. Giả thuyết này hiện nay bị bỏ. Một giả thuyết vững hơn được đưa ra, nghĩ rằng tác giả đã sử dụng nhiều nguồn khác nhau và đã sử dụng vũng về. Tác giả viết sách năm nào? Chính tác giả cho biết đã hỏi han Soerio II, giám mục Lisboa, mất năm 1232. Điều này chứng tỏ tác giả đã viết sách không lâu sau ngày phong thánh, ngày 30 tháng 5 năm ấy.

Một số thủ bạn sách Truyện Một có thêm Phụ Lục, chẳng hạn Thủ bạn phân khoa thần học Tin Lành ở Paris, nói đến phép lạ lưỡi thánh Antôn còn y nguyên, lúc cải táng hài cốt thánh nhân năm 1263, đem về táng tại thánh đường mới ở Padova, thủ bạn 74 ở thư viện thánh Antôn tại Padova, có phụ lục kể các phép lạ, mà người sưu tập nói là đã trích trong tập sách của tu sĩ Pierre Raymond de Saint- Rômain, viết năm 1293.
Truyện Một đã được dùng làm tài liệu để viết:

- Về thánh Antôn trong bộ Dialogus de Gestis Sano torum Fratrum Minorum (Đối thoại về các kỳ tích của các thánh dòng Anh Em Hèn Mọn).

- Legenda Secunda (Truyện Hai). Nhóm Bollandistes đã xuất bản sách này dưới nhan đề Vita auctore anonymo valde antiqua (Truyện rất cổ do tác giả khuyết danh). Delorme, nhà biên khảo Phan Sinh thời danh, đã chứng minh sách này là tác phẩm của Juliel de Spire, bằng cách so sánh sách này với bản kinh thần tụng cổ nhất dùng trong ngày lễ thánh Antôn, do Juliel de Spire. Truyện của Juliel de Spire được viết trước năm 1246. Bản kinh thần tụng đã được dùng trong dòng Anh Em Hèn Mọn một thời gian rồi, trước năm này. Thơ có trước văn xuôi.

 - Legenda Florendina , thủ bản viết sau năm 1280, được giữ ở thư viện La Laurentienne tại Firenze, tóm lược Legenda prima Legenda của Juliel de Spire. Tác giả, khuyết danh, người đầu tiên đã vắn tắt kể chuyện thánh Antôn kể cho cá, truyện về sau được Những Bông Hoa Nhỏ vẽ vời thêm và phổ biến rộng rãi. Tác giả còn kể thêm một số phép lạ thánh Antôn đã làm lúc sinh thời, nhưng lại không nói đến nơi chốn.

- Legenda Raymundina, viết năm 1293, hẳn là do Pierre Raymon de Saint- Rômain . Trong đó có khẳng định: Thánh Antôn đã làm linh mục trước lúc vào dòng Anh Em Hèn Mọn.

- Truyện Thánh Antôn Padua , do Jean Rigauld, như sẽ nói sau.
Về thế kỷ 14 có sách:

- Legenda Benignitas, gọi tên như thế vì sách khởi đầu với câu: Benignitas et Humanitas Salvatoris nostri apparuit in hoc saeculo..., viết năm 1316, tác giả khuyết danh, đã chép lại Legenda Prima và thêm vào nhiều truyện mới. Nhưng những truyện này đáng tin đến mức độ nào? Những sự kiện có thể kiểm chứng được, ta thấy tác giả nói không đúng sự thực. Chẳng hạn kể rằng thánh Antôn đã thành lập phái cuồng tín đánh tội tập thể công khai, rằng thánh Antôn đã thuyết phục được bạo chúa Ezzelino da Romno.

- Một "chỉ dẫn" ngắn, xen vào sách Historia ab origine mundi
(lịch sử từ khai nguyên thế giới), của Pualin de Venise, Dòng Anh Em Hèn Mọn, mất năm 1244, vay mượn từ Legenda Prima và Legeda của Juliel de Spire. Điều đáng lưu ý là tác giả kể thánh Antôn làm giáo sư đầu tiên trong số Anh Em dạy thần học ở Bologna. Nhưng câu văn thiếu trong sáng, nên có thể hiểu sai, vì theo câu văn thì có phân khoa thần học ở Bologna, mà thực sự chưa có phân khoa này sinh thời thánh Antôn.
- Liber Miraculorum (Sách các phép lạ); được soạn sau năm 1367, vì ngày tháng có ghi trong sách. Tác giả sử dụng tất cả các tài liệu gốc, nhưng thường nhuận sắc và phóng đại các mẫu chuyện. Tác giả cũng kể một vài phép lạ riêng tác giả biết hoặc đã trích một sách nào đó ngày nay đã thất lạc.

- Chronique des XXIV Géneraux (Niên sử của 24 Tổng Phụng Vụ) Sách này không những ghi toàn bộ Sách các Phép lạ mà còn kể thêm nhiều truyện thần kỳ về thánh Antôn.

- De Conformitate Vitae beati Francíci ad Vitam Domini Jesu (Cuộc đời thánh Phanxicô giống cuộc đời Chúa Giêsu), thiên tràng giang đại luận của Barthélemy da Pisa, viết trước năm1399, trong đó nhiều trang được dành cho thánh Antôn. Tác giả đã sử dụng các tài liệu có trước và thường mâu thuẫn với các tác giả trước, nhất là về nơi chốn truyện xảy ra. Người ta gặp trong sách này, lần đầu tiên, truyện thánh Antôn tuyên báo cho ông chưởng khế ở Puy rằng ông sẽ được ơn tử đạo và truyện thánh Antôn về Lisboa một cách lạ lùng để cứu ông cụ thân sinh bị án oan.

Không nên kể thêm các sách viết sau thế kỷ 14. Thời đại nguồn gốc đã chính thức chấm dứt.

Riêng truyện thánh Antôn do Jean Rigauld, được dịch sang tiếng Việt sau đây, Delorme, nhà biên khảo, chuyên nghiên cứu lịch sử Phan Sinh, đã được vinh dự khám phá ra trong thủ bản 270, tại thư viện Bordeaux, nước Pháp, và đã xuất bản lần thứ nhất năm 1899.

Không kể chương 10, dành riêng cho các phép lạ của thánh nhân sau khi qua đời, 9 chương khác được chia làm hai phần.
Phần I, gồm các chương 1,2,3,4,9 và đoạn đầu chương 5 Jean Rigauld đã theo sát Truyện của Julien de Spire.
Phần II, từ đoạn sau chương 5 và các chương 6,7,8 tác giả đã thực sự độc đáo và giữ đúng lời hứa trong Lời Nói Đầu, tác giả kể một số phép lạ, do lời chuyển cầu của thánh nhân, lúc người ở Limousin bên nước Pháp, số phép lạ này tác giả không thấy kể trong các chép đã viết trước.

Delorme đánh giá: "Qua hai lần phê bình và xác định, tác phẩm này, xét về thời đại tác giả viết, thật đáng đặc biệt lưu ý... Không phải chỉ là một sưu tập lộn xộn các điều kỳ diệu như Sách Các Phép Lạ, nhưng là một tiểu sử chính thức, được sáng tác theo một bố cục hợp lý, có phương pháp, chủ trương trình bày cho chúng ta thấy tư cách, tính tình và các nhân đức của thánh nhân cũng như các hành vi hoạt động của người... Trong khi các Truyện trước, không đầy đủ, không cân đối, chỉ trường thuật chi tiết giai đoạn đầu cuộc đời vị thánh hay làm phép lạ và về cái chết, về cuộc lễ an táng người, thì tác phẩm của Jean Rigauld bao gồm toàn bộ tiểu sử người và đặc biệt lưu ý đến các sự kiện đánh dấu những ngày người ở trên đất Pháp".

Nói "toàn bộ tiểu sử người" có lẽ là một lời nói quá; vì tác giả đã không đề cập đến thời gian thánh nhân ở Montpellier, ở Toulouse và ở Puy bên nước Pháp.

Alexandre Masseron, một sử gia đã từng nghiên cứu các sách cổ Phan Sinh, nhận định: "Nếu được phép tiếc Jean Rigauld đã không mở rộng thêm phạm vi sưu tầm và cho một vài niên biểu chính xác rất quí đối với chúng ta, thì tác giả đã chuộc lại các thiếu sót ấy bằng chu đáo trong tìm tòi, trung thực, thành thực, phấn khởi, nhiệt tình, khâm phục và yêu mến thánh nhân, hơn ai hết tác giả đã đặc biệt chứng minh sức hấp dẫn mãnh liệt lôi cuốn quần chúng đông đảo đến chen chúc chung quanh toà giảng của thánh nhân.

Bố cục các sự kiện dưới những đề mục độc đáo, trong những chương đặc biệt là của bản thân, Jean Rigauld đã chú tâm giới thiệu người hùng của mình. Ở điểm này, tác giả đã thành công, chân dung do tác giả phác hoạ, nhìn rồi thật khó quên, không một chân dung nào, cũng linh động, cũng rắn rỏi như thế trong các truyện cổ".
                                                                                            T.P

Ở ĐÂY
KHỞI ĐẦU TRUYỆN THÁNH ANTÔN
DÒNG ANH EM HÈN MỌN
SÁNG TÁC DO
TU SĨ JEAN RIGAULD CÙNG DÒNG

Vào thời Thiên Chúa bắt đầu dùng lời khuyên dạy và gương mẫu của thánh Phanxicô, vị thánh cầm cờ hiệu đi trước Đức Kitô, để chiếu sáng thế gian, có một vị, cuộc đời đáng tôn kính, ai cũng xưng tụng nhân đức và quyền năng, khi là Kinh Sĩ Tại Viện, người có tên là Fernando, tên rửa tội, khi theo giữ Luật Dòng Anh Em Hèn Mọn, người có tên là Antôn. Ở hai giai đoạn đời nói trên, người được ơn Chúa ban như sương sa, như ta sẽ thấy, lúc đọc truyện người.

Hồi thánh Antôn ở hạt dòng Limousin và giữ chức Phục Vụ Hạt Dòng [1], nhờ lời người chuyển cầu, Thiên Chúa đã thương

[1]) Hạt dòng, dịch từ Custodie. Phục Vụ Hạt Dòng dịch từ Custode. Một Tỉnh dòng (Province) xưa được phân chia thành nhiều Hạt dòng. Thời thánh Antôn, Hạt dòng Limousin thuộc Tỉmh dòng Provence, gồm miền Nam nước Pháp, bắt từ sông Loire sau đó năm 1240 được sát nhập vào Tỉnh dòng 

 làm một số phép lạ tại đó. Hồi mới vào dòng, tôi đã được nghe những anh em đức độ rất cao kể lại, lời lẽ rất xác tín [2] và bởi vì tôi thấy các phép lạ ấy không được kể trong sách Truyện người, nên tôi muốn đích thân kể, không phải để tự đắc tự phụ, nhưng vì lòng mến Thánh nhân. Tôi làm việc này vì sợ các phép lạ ấy, nếu không sưu tập lại, sẽ bị quên lãng, Anh Em sẽ chẳng còn nhớ, lại nữa, vì muốn làm gia tăng lòng sùng kính Thánh nhân đối với những ai sẽ đọc truyện các phép lạ này.

Để mỗi giai đoạn được kể có thể dễ được nhận thấy ở đúng vị trí của nó, tôi xin chia truyện này thành 10 đoạn hay 10 chương ngắn.
Thứ nhất: Tôi thuật lại giai đoạn khi thánh nhận còn có thế gian.
Thứ hai: Giai đoạn khi người là Kinh Sĩ Tại Viện.
Thứ ba: Cách và lý do người đã quyết định chuyển sang Dòng Anh Em Hèn Mọn.
Thứ tư: Người đổi tên và đi sang nước Dân Ngoại.
Thứ năm: Đức khiêm nhường đáng cảm phục của người và Chúa đã chiều theo ước nguyện của người.
Thứ sáu: Đức nghèo rất cao của người và người được Chúa cung cấp nhu cầu cách kỳ diệu.
Thứ bảy: Người suy niệm cao sâu và được Chúa nhận lời xin theo sở cầu.
Thứ tám: Người là nhà thuyết giáo thời danh và được ơn làm phép lạ.
Thứ chín: Người qua đời và được phong thánh hay là được ghi tên vào sổ các thánh.
Thứ mười: Các phép lạ sau ngày người qua đời vinh hiển.

Aquitaine. Thời nay Hạt dòng Limousin gồm các yu viện Limoges, Brive, Saint Junien và Donzenac.
 [2]) Ở đây Jean Rigauld cho thấy nguồn của phần độc đáo trong truyện: những gì các nhân chứng mắt thấy tai nghe còn nhớ, hay ít ra những gì Anh Em hoặc các người khác đã từng hỏi han các nhân chứng mắt thấy tai nghe.


CHƯƠNG I

NHỮNG NGÀY THÁNH ANTÔN Ở THẾ GIAN

Rõ ràng Antôn đã xuất hiện giữa thế gian như sao mai giữa mây mù. Người ta xem quả biết cây, xem gốc biết rễ, do đó, như Gioan Tẩy Giả, em bé có cha mẹ, là người công chính trước mặt Chúa và bước đi trên đường các giới răn Người, không ai trách được gì. Hai ông bà chưa có người con nào và còn trẻ, khi sinh ra người con đẹp như bông hoa này.

Nơi Fernanđô sinh trưởng và học và học hành là điểm báo trước nhân đức cao độ sau này của em. Quả vậy, nước em có tên Portugal. Portugal nguyên ngữ là "ôm con gà" hay "nuôi con gà". Con gà đây là sứ giả truyền lệnh của chân lý Phúc âm sau này. Thành phố em tên là Lisboa, nơi sẽ cống hiến cho thế giới một [3].
 [3] ) Thánh Antôn sinh năm 1195. Năm này được suy đoán theo năm người qua đời 1251, do Truyện Một cung cấp và như Sách Các Phép Lạ kể người mất năm 36 tuổi. Tên tuổi cha mẹ người, không một bản văn nào của thế kỷ 13 nói tới. Niên sử gia Ronaldino chỉ nói ông bà là người quý tộc và có quyền thế. Tác giả sách Đối thoại về các kỳ tích của các Thánh Dòng Anh Em Hèn Mọn cũng nói là "dòng dõi quí tộc". Phải đến thế kỷ 14, Truyện Benignitas mới cho biết ông thân sinh là hiệp sĩ của vua Alphonsô, quí danh là Martinô và thân mẫu là bà Maria. Các tác giả sau, dĩ nhiên biết nhiều hơn và ngụy tạo ra nhiều gia phả của thánh Antôn. Có một gia phả nói thánh nhân thuộc dòng họ ông Godefroy de Bouillon, vị tướng lãnh chỉ huy cuộc Đệ nhất Thánh Giá Chiến (1069-1099) và được phong làm vua ở Giêrusalem.

Ulysse mới, minh mẫn sáng suốt, biết theo Chúa Giêsu như kiểu mẫu của lòng nhân từ [4].

Em học Kinh Thánh ở nhà thờ Đức Trinh Nữ trong thành, gần nhà cha mẹ em. Như thế, từ thuở còn thơ, Đức Mẹ đã là bà giáo của em, không bà giáo nào sánh bằng. Về sau, như ta sẽ thấy, Đức Trinh Nữ sẽ là bà mẹ uy quyền bảo vệ đời em cho đến hơi thở cuối cùng.

Dẫu thế gian phù du giả trá đem hết cách ăn chơi lôi cuốn em vẫn không buông thả theo các thú vui. Trắng trong và chuyên chú làm đẹp lòng Chúa, em hăng say thực hiện Lời Đấng Khôn Ngoan: "Tôi là một em bé bản chất tốt, tôi sẽ nhận phần chia một tâm hồn ngay thẳng, vì mỗi ngày mỗi nên tốt hơn, nên tôi đã giữ được thân tôi không tì ố."
4) - Truyện Benignitas kể rằng Fernađô theo gương cha mẹ, rất từ thiện đối với người nghèo,năng lui tới các nhà thờ, các đan viện và ghi vào lòng tất cả những gì đã nghe đọc trong Kinh Thánh, tác giả nhấn mạnh đến việc thánh nhân tỉ mỉ thận trọng giữ đức thanh khiết, tâm hồn cũng như thể xác, cho đến suốt đời.
 - Truyện Florentina và Phụ Lục Thủ Bản 74 ở Pađôva trong Một Truyện nói thánh Antôn có một em gái. Người đã làm phép lạ cho con của cô em gái này sống lại. Người cháu nhỏ này, hồi 5 tuổi, từ trên thuyền té xuống sông chết đuối. Người cháu này sau vào Dòng Anh Em Hèn Mọn. Các tác giả thế hệ sau nói thánh nhân có thêm một em gái nữa và hai anh em trai.
 - Chúng ta biết rất ít về gia đình dòng họ và thời thanh niên của thánh nhân, trước ngày người vào Dòng Kinh Sĩ Tại Viện. Jean Rigauld đã không có phương tiện hỏi han để biết. Tác giả Truyện Một đã hỏi han Soeriô II, giám mục Lisboa, nhưng khong nghĩ đến các chi tiết này.
 - Năm sinh 1195, dù đã được mọi người chấp nhận, vẫn chưa tuyệt đối xác thực.
 - Về dòng họ của thánh Antôn, bá tước De Flandre, Fernando hoặc Fernanl, con Sancha I, vua Bồ Đào Nha, lúc nói về thánh Antôn, có nói rằng người "thuộc giới thường dân (communi plebe), nhưng từ này theo "lời nói của một ông hoàngchính thống dòng họ nhà vua" chỉ có nghĩa là thánh Anton không thuộc dòng họ nhà vua.


CHƯƠNG II

NHỮNG NGÀY NGƯỜI TU TRÌ VÀ TRAO ĐỔI KIẾN THỨC TRONG DÒNG KINH SĨ TẠI VIỆN
    
Fernanđô thấy ở thế gian có biết bao người lạc vào con đường đầy thói hư nết xấu nguy hiểm. Fernanđô hiểu rằng những gì ở thế gian đều là dâm tà, tham của và kêu ngạo [5] . Fernanđô nhớ lại rằng thế gian, cũng như các ăn chơi vui thú của thế gian nay còn mai mất, nên ngay từ thuở ấu thơ, thuở sống đơn giản trong gia đình như ông tổ Jacob xưa, Fernanđô đã coi thường thế gian cằn cỗi và hương sắc thế gian gạt gẫm, Fernanđô quyết sống cuộc đời tốt đẹp, bảo đảm hoa trái tốt đẹp.

Biết rằng muốn nên người chiến sĩ hoàn hảo của Đức Kitô, phải ghét cha ghét mẹ, nên Fernanđô đã vội vã giã biệt người thân, từ bỏ gia nghiệp, xin vào một đan viện Dòng Kinh Sĩ Tại Viện, gần Lisboa, mặc áo dòng tại đó và lần đầu tại đó tuyên khấn giữ luật dòng thánh Augustinô [6] là người mang nặng trong lòng ước nguyện đạt tới tuyệt đỉnh khôn ngoan, Fernanđô đã trau dồi kiến thức đầu tiên trong trường học thánh Augustinô tiến sĩ, để theo sự hướng dẫn của người thưởng thức được vẻ ngọt ngào của Thiên Chúa và để cho người cha thượng trí là Augustinô có thể vui lòng vì có người con thông thái là Antôn.
   [5]) Người thời thánh Antôn quan niệm rằng dâm tà, tham lam của và kiêu ngạo là gốc rễ tất cả thói hư nét xấu.
  [6]) Đan viện thánh Vincentê, chi nhánh của đan viện Thánh Giá tại Coimbrre, được thiết lập năm 1147, do vua Alphonsô I. Các Kinh Sĩ dâng ba lời khấn: "thanh khiết, khó nghèo và tuân phục sống thành cọng đoàn và lo việc mục vụ họ đạo". Các Kinh sĩ này không phải là đan sĩ. Luật dòng không do thánh Augustinô soạn thảo, nhưng căn bản giữa trên hai bài giảng và các thư của thánh nhân. Đã có nhiều dòng như thế được sáng lập, nhất là vào thế kỷ 11,12, với những hiến chương và tục lệ khác nhau. Đan viện Thánh Giá ở coimbre là một trong số này. Trong truyện Thánh Antôn, ta cần lưu ý điểm sau đây: các Kinh sĩ chuyên chú học hành với mục đích tông đồ mục vụ- Truyện Một nói: Fernanđô vào đan viện thánh Vincentê lúc 15 tuổi.
Sở nguyện của Fernanđô là được yên tĩnh nội tâm, nhưng bè bạn thế giới thường lui tới viếng thăm rộn ràng, Fernanđô đã như ông Abraham xưa muốn xa quê hương, xa gia đình. Cũng khó khăn lắm mới xin được phép, vì các kinh sĩ ai cũng quí mến Fernanđô, Fernanđô rất thánh thiện và có nhiều giá trị hoạ hiếm. Sau khi xin được phép bề trên, Fernanđô đến ở một đan viện khác cùng dòng, tên là Đan Viện Thánh Giá tại Coimbre [7]
để tu trì đắc đạo, hợp sở thích yên tĩnh tâm hồn nhất là để đặc biệt tôn sùng Thánh Giá. Sẵn có lòng mộ mến thiết tha đối với những gì có liên quan đến Chúa chịu đóng đinh và Thánh gía, Fernanđô đã vội vàng nhìn sâu vào các mầu nhiệm của thánh giá, tại một nhà dòng dâng kính Thánh Giá, đúng như dự định của Đấng vô cùng Khôn Ngoan.

Tại đây, Fernanđô tiến bộ nhiều trên đường nhân đức hoàn hảo. Được ơn soi sáng của Đấng giáo huấn không cần thời gian, Fernanđô nghiên cứu lý thuyết của các Giáo Phụ, như vũ trang khí giới, để có thể thuyết giảng chân lý đích thực của đức tin cho người lạc giáo và bảo vệ các chân lý chống lại người lạc giáo.
 [7]) Thành lập năm 1132. Viện Phụ đầu tiên là thánh Théotonius, mất năm 1166, thọ 80 tuổi- Theo Truyện Một Fernanđô ở Đan viện Thánh Vincentê 2 năm.

Chúa đã chọn Fernanđô và vì Chúa. Fernanđô đã coi thường tất cả, nên từ Chúa Fernanđô đã nhận được ánh sáng, Fernanđô đọc sách là nhớ hết và chỉ một thời gian ngắn người kinh sĩ trẻ tuổi này đã được dồi dào thần trí khôn ngoan [8].
 [8]) Truyện Một viết về việc học của Fernanđô tại đan viện Thánh giá ở Coimbre như sau: "hăng hái lạ thường, Kinh sĩ không ngừng trau dồi trí tuệ và dùng suy niệm để luyện tập tâm hồn, ngày đêm, khi có thể Kinh Sĩ không ngừng đọc sách. Có lúc đọc các bản văn lịch sử chính thức, kinh sĩ ghi lấy những giải thích phúng dụ để củng cố đức tin. Có lúc Kinh sĩ rút tỉa một bài học luân lý từ các lời Kinh Thánh. Có lúc Kinh sĩ dò dẫm tìm hiểu chiều sâu của bản văn thánh, để nhờ chứng từ của kinh Thánh, kinh sĩ bảo vệ được trí tuệ khỏi lầm lẫn. Có lúc kinh sĩ cẩn trọng suy niệm lời các thánh. Tất cả những gì đã đọc, ký ức phi thường ghi nhớ hết, đến độ chỉ một thời gian ngắn, kinh sĩ đã có một kiến thức về kinh Thánh không ai ngờ được".
 - Fernanđô ở đan viện Thánh Giá tại Coimbre 8 năm. Vậy Fernanđô 25 tuổi, khi rời khỏi đan viện này, năm 1220. Fernanđô chịu chức linh mục tại đó chưa? Không có câu hỏi nào trong chuyện Thánh Antôn gây tranh luận sôi nổi như câu hỏi này và rất khó tìm cho ra câu trả lời xác đáng. 

CHƯƠNG III

CÁCH VÀ LÝ DO NGƯỜI XIN CHUYỂN SANG
DÒNG ANH EM HÈN MỌN

Thời ấy thánh Phanxicô, như mặt trời mới mọc, đã dùng gương tốt và lời khuyên dạy để soi sáng thế gian, cũng thời ấy, Dòng người mới lập, cởi bỏ con người cũ, đưa ra cho đời một mẫu người mới và phổ biến khắp nơi mẫu người toả hương nhân đức [9]. Ngay từ thời ấy đã có nhiều Anh Em Hèn Mọn ao ước được tử đạo, anh em vượt biển sang nước các người Lương dân, mong dùng đức tin biến đổi lòng hung dữ hoặc nhờ tình yêu Đức Kitô, Đấng đã chịu chết vì chúng ta, hy vọng sẽ được thưởng cành thiên tuế tử đạo. Trong số có mấy anh em sang Maroc. Sau khi như những kiện tướng công khai rao giảng đức tin, mấy anh em này bị giết và được vẻ vang đổ máu vì Đức Kitô [10].

Dom Pedrô, một vị hoàng thân có quyền thế và đáng kính, đã loan tin cho cả nước Tây Ban Nha biết. Toàn dân tuyên dương diễm phúc của các vị tử đạo và các phép lạ được vua các Thánh
 [9]) Tu nghị dòng năm 1217 đã mở rộng dòng ra ngoài nước Ý. Riêng ở Bồ Đào Nha, lúc đầu, khi đến, anh em bị xua đuổi nhưng sau được hoàng hậu Urraca và quận chúa Sancia, em vua Alphonsô II che chở.
  [10]) Ngày 16-1-1220. Mấy anh em này là: Berard, Pierre, Adijute, Accurse và Othon. Sau khi đã can đảm thuyết phục Abu-jacoub trở lại, anh em bị quốc vương này giết chết. Cuộc tử đạo của 5 anh em được một người mục kích kể lại. Hiện có 2 bản văn, một trong Niên sử 24 Tổng Phục vụ, một, quảng diễn dài dòng hơn trong Phụ lục cũng của Niên sử 24 Tổng Phục Vụ. 

Tử Đạo làm trong cuộc khải hoàn vinh quang. Hoàng thân đã đem di hài anh em về nước với ông. Ông nói nhờ công nghiệp của anh em, ông đã thoát khỏi nhiều tai nạn hiểm nguy kinh khủng.

Tin đồn về cái chết, về cuộc chiến thắng lẫy lừng, cũng như các phép lạ do lời anh em chuyển cầu truyền đến tai mọi người. Kinh sĩ Antôn cũng đã nghe, nhưng không phải chỉ thoáng nghe, tin đồn đã ảnh hưởng nhiều trên tâm hồn kinh sĩ. Như con chiến mã sẵn sàng xông trận, như con voi say chiến lúc thấy máu, kinh sĩ quyết tâm khoác lấy chiếc áo Dòng Anh Em Hèn Mọn, để sống cuọc đời như các vị tử đạo và cuối cùng cũng được thưởng cành lá thiên tuế như các vị. "Tôi sẽ đổi áo, kinh sĩ nói, và tôi sẽ xông vào trận." [11]

Lạy thánh Antôn, ngài đã có lòng ao ước được tử đạo, ngài đã phấn khởi biết bao khi đi tìm cái chết tử đạo! Nếu lưỡi gươm lý hình không đoạt được mạng sống mgài thì linh hồn vinh hiển ngài không vì thế mà mất đi cành thiên tuế tử đạo. Hỡi người chiến sĩ của Đức kitô, ngài xứng mọi lời chúc tụng, gươm lý hình đã không làm ngài khiếp sợ, trái lại ngài đã nhìn thẳng vào đó để hăng hái hơn xông vào tử đạo!

Một hôm, khi kinh sĩ Fernanđô đang suy nghĩ về dự định sắp thực hiển, bỗng có mấy Anh Em Hèn Mọn, mấy người nghèo của Đức Kitô, từ một nhà dòng ở gần Cọmbre [12], đến đan viện
 [11]) Truyện Một kể Fernanđô tâm niệm như sau: "Ước gì Đấng Tối Cao cho tôi được tham dự vào cuộc chiến thắng khải hoàn của các thánh tử đạo này! Ước gì tôi được gươm lý hình chém chết, lúc tôi quì gối xuóng và giơ cổ ra vì danh Đức Kitô! Có thể nghĩ rằng tôi sẽ được thấy như thế không? Có thể tin rằng ngày hạnh phúc như thế sẽ đến với tôi không?
  [12]) Nhà dòng này ở Olivares, có tên là nhà dòng thánh Antôn (tu rừng). 

Thánh giá xin bố thí. Thoáng thấy anh em, kinh sĩ không cầm lòng được, nên dẫn anh em ra riêng một nơi, bộc bạch tâm sự và xin được nhập dòng như anh em [13]. Như thế thánh Phanxicô từ nay không phải lo lắng nhiều về việc đi giảng nữa, anh em thấy lời tiên tri Isaia đã được thực hiện giữa anh em: "Ta sẽ mặc cho ngài áo của người, ta sẽ làm cho ngài dũng mạnh nhờ thắt sợi dây của người."

Nghe kinh sĩ ngỏ lời, anh em mừng khấp khởi. Đàn chiên thêm số. Đến ngày đã định và sau khi đã khó khăn lắm mới xin được sự thoả thuận của viện phụ, anh em vui vẻ trở lại và ngay trong đan viện anh em mặc áo dòng Anh Em Hèn Mọn cho đầy tớ Chúa [14].

Con người đã mang sẵn trong lòng nguyện ước được chịu đóng đinh vì Đức Kitô, từ nay khoác lấy chiếc áo có hình thánh giá. Con người đã vì tình yêu Đức Kitô muốn thắt sợi dây tuân phục, từ nay sẽ thắt một sợi dây ngang lưng. Can đảm lên, hỡi Antôn, hỡi người lính dũng cảm, hãy mang lấy khí giới của Đức Kitô, vị vua bách chiến bách thắng. Hãy mang thánh giá Chúa trên áo ngài, với áo ấy ngài đã làm cho quyền lực địch thù tháo lui trốn chạy. Hãy thắt sợi dây làm đai lưng, dây sẽ thắt chặt ngài với Đưc Kitô dưới ách vâng lời.
[13]) Theo Truyện Một, Fernanđô đặt điều kiện : Anh Em phải hứa, sau khi chuyển sang dòng Anh Em Hèn Mọn, Fernanđô phải được đi sang nước Hồi Giáo, để được ơn tử dạo.
  [14]) Theo Truyện Một, chính Fernanđô đã xin phép Viện Phụ và đã phải cầu nguyện nhiều mới xin được phép. Nghi lễ mặc áo được tổ chức ngay hôm sau cuộc gặp gỡ đầu tiên và ở ngay đan viện Thánh Giá ở Coimbre. Truyện Benignitas nói: các kinh sĩ đã buồn và không muốn cho đi, vì ai cũng nghĩ rằng có ngày Fernanđô sẽ lên giữ chức Viện Phụ. 

Lúc Antôn, chiến sĩ của Đức kitô, vũ trang khí giới đạo binh thiên quốc, sắp bước theo các chiến hữu nhập trại khó nghèo có một kinh sĩ, trước từng thương mến Fernanđô nhiều, nay cay đắng trong lòng, đã kêu lên: "Đi, đi, một ngày kia có lẽ thầy sẽ trở thành một vị thánh." Đơn sơ như chim bồ câu và cũng vì có khiên hứng thần linh tiên tri, người của Chúa đáp: "Khi hay tin tôi là một vị thánh, hẳn là thầy sẽ ngợi khen Chúa." [15]

Ở đan viện Thánh Giá tại Coimbre, như tôi đã nghe Anh Phục Vụ Hạt dòng thánh Giacôbê kể, có một cái giường, nơi thánh nhân nằm ở nhà ngủ, rất được sùng kính. Khách hành hương đến gần bê giường cầu khẩn thánh nhân, đã được hưởng phép lạ, do lời người cầu bầu. Thời gian sau ngày thánh nhân đã từ trần và đã được long trọng phong thánh, lúc hoàng hậu nước Tây Ban Nha chết ở một xứ xa triều đình, thánh Antôn đã hiện về tại đan viện này với một kinh sĩ đạo đức và thân mật báo tin cho kinh sĩ biết hoàng hậu đã qua đời. Thánh nhân hiện về cũmg gần đúng với giờ hoàng hậu chết. Tin này không những hữu ích cho đan viện mà còn gỡ đan viện khỏi nhiều phiền hà rắc rối.

Thánh nhân đã hiện về nơi đây, nơi người đã biết đến bộ áo dòng Anh Em Hèn Mọn, nơi người đã giã biệt các kinh sĩ để nhập đoàn với Anh Em Hèn Mọn.
 15) Có nên nghĩ rằng lời nói của vị kinh sĩ này ngụ ý mỉa mai không? Nếu đọc kỹ mấy chữ "nay đắng trong lòng" (in cordis amaritudine) thì hình như kinh sĩ nói chua, nói lẫy. Có thể hiểu: Hãy bỏ chúng tôi và vào dòng Anh Em Hèn Mọn, vì trong dòng Anh em ấy  thầy sẽ trở nên một vị tử đạo, một vị làm nhiều phép lạ- Nơi chúng tôi điều này khó hơn đối với thầy.

CHƯƠNG IV

NGƯỜI ĐỔI TÊN
VÀ SANG NƯỚC CÁC DÂN NGOẠI

Nhà dòng, nơi Anh Em Hèn Mọn ở, gọi là nhà dòng thánh Antôn, do đó hẳn là người anh em mới đến muốn đổi tên, trước gọi là Fernanđô, sau được gọi Antôn [16]

Trước có tên là Fernanđô, gọi như thế thật là thích hợp. Fernanđô có nghĩa là lòng nhiệt thành toả ra như hương thơm, Người đã khao khát được tử đạo, gương tốt của người được tỏa ra như hương thơm. Fernanđô còn có nghĩa là thắt một sợ dây ngang lưng, quí mến những tâm hồn siêu thoát, hướng dẫn người khác theo đường chân lý. Người đã thắt lưng với một sợi dây, sống đời trắng trong thanh khiết, người đã quí mến những ai khước từ tất cả để sống nghèo, người đã hướng dẫn người khác bằng cách dạy cho biết chân lý, bước đi vững vàng theo chân lý. Đó là lý do để đặt tên người trước đây.
 [16]) Trong dòng Phan Sinh, buổi sơ khai chưa có tập quán đổi tên. Jean Rigauld đã theo Julien de Spire và nói chính thánh nhân xin đổi tên. Truyện Một nói lý do là để tránh bà con đến thăm viếng quấy rầy. Lý do này khó có thể chấp nhận. Vì khó gì bà con không kiếm ra, hơn nữa thánh nhân cũng không đi quá xa Coimbre- Phụ Lục Thủ Bản 74 Thư viện Thánh Antôn ở Pađôva nói: hình như tên Antôn được anh em đặt cho người mới đến, vì đó là tên thánh bổn mạng của nhà dòng- Jean Rigauld cho chúng ta đặt giả thuyết: có lẽ thánh nhân do lòng khiêm nhường đã bỏ tên Fernanđô, vì ở nước Bồ Đào Nha, vua chúa cao sang thường lấy tên này. Cũng có lẽ người đã lấy tên vị thánh bổn mạng của nhà dòng, vì mến cuộc đời ẩn tu. Dù sao đây cũng chỉ phỏng đoán, vì nơi ở của Anh Em tại Olivares có tên là thánh Antôn, nhưng nơi ở này chỉ là một ẩn viện nhỏ sơ sài, không phải là một nhà dòng, một tu viện. Nếp nhà nguyện thuở ban sơ của ẩn viện ngày nay vẫn còn.

Sau đó người có tên là Antôn. Gọi như thế cũng hợp lý. Antonius mghĩa là người la lối quát tháo trước người khác, trước anh em đồng thời trong dòng. Người đã như sấm sét, rao giảng chân lý cao siêu. Antonius còn có nghĩa là người chịu đựng đau khổ, người ăn nói mạch lạc rõ ràng. Hai điểm này cũng đúng sự thực, người đã hãm mình khắc khổ và đã thuyết giảng lừng danh. Antonius còn có nghĩa là thương gia trung thực, người làm chứng tận lực tận tâm, bởi người đã thực hành lời người đã giảng dạy, người cầu khẩn hết lời, bởi người nguyện xin tha thiết. Người môn đệ hữu ích, bởi người đã trung thành noi gương thánh Phanxicô.

Đơn sơ, khiêm nhường, người đã muốn đổi tên, để với một tên không ai biết đến, người tránh được khách khứa quấy rầy, và cũng để noi gương khiêm nhường thẩm sâu, người bỏ tên Fernanđô, tên trong nước người hàng quí tộc và con vua cháu chúa thường quen đặt. Người hân hạnh được bắt chước vị Thầy chí thánh đã tự xưng mình là Con Người, khi người ta xưng tụng Người là Đức Kitô, con Chúa Trời Hằng sống. Người cũng bắt chước thầy người là thánh Phanxicô, đã tuyên bố trước mọi người rằng người chỉ là ông Phêrô Bernađônê, khi đám đông ca tụng những việc lạ lùng của người.

Antôn ở một thời gian trong nhà dòng này với anh em, thực hành tất cả những gì liên quan tới đức nghèo, đức thanh khiết, đức vâng lời, hợp với luật Dòng Anh Em Hèn Mọn. Những gì người nghe, người đều khắc sâu vào lòng không quên, chẳng khác gì đất sét dẻo người in vào đó những lời giáo huấn thánh, để rồi khi cần, đem truyền lại cho những tâm hồn khao khát.

Ít lâu sau, thánh nhân theo đuổi dự định đã thai nghén trong tâm trí trước khi chuyển dòng, người xin được phép đi sang nước người lương dân, để công khai về Đức Kitô và để tự hiến
giữa  lương dân như nhân chứng của đức tin và như của sát tế dâng lên Đức Kitô, Đấng đã tự hiến cho chúng ta nhờ trên bàn thờ thập giá [17]
 [17]) Các nhà biên khảo phê bình đều đồng ý: Thánh Antôn đã không qua năm Nhà Tập. Trong dòng Anh Em Hèn Mọn, nhà tập được mở do sắc chỉ Cum secundum của Đức Hôrôriô III ban hành ngày 22-9-1220. Theo Truyện Một, nếu bệnh tình thánh nhân kéo dài suốt mùa đông và người đã có mặt ở Assisi ngày 23-5-1221, thì người đã lên đường đi Maroc vào cuối mùa thu năm 1220.
  [18]) Theo tập quán thời thánh Phanxicô và thời khai nguyên của Dòng; có lẽ thánh Antôn đã cùng một anh em đi sang Maroc, nhưng các bản cổ văn không nói đến chi tiết này. Mãi đến thế kỷ 16 chúng ta mới biết người anh em ấy là một anh em Tây Ban Nha, tên là Filippo hoặc Filippino. 

Nhưng sự khôn ngoan muôn đời của Đức kitô, sự khôn ngoan mãnh liệt thấu triệt mút cùng thế gian và êm đềm an bài mọi sự lại dự định khác, lại dành riêng người và chuẩn bị người để làm những việc lớn lao hơn. Đến nước Hồi giáo và lúc đang cố gắng chiếm cành thiên tuế tử đạo mong ước [18], người đã không thực hiện được ước nguyện, vì không phải là ý Chúa. Lâm bệnh trầm trọng và bệnh kéo dài lâu ngày, người hiểu không thể thực hiện được dự định, buộc lòng phải trở về nước công giáo. Nhưng sống với Đức Kitô và chết cho thế gian, người đã chịu một cuộc tử đạo liên lỉ, người tự trói vào thập giá đền tội với Đức Kitô chịu đóng đinh trên thánh giá.
Dự định không thành, người trở về Tây Ban Nha. Gió ngược thổi bạt tàu vào Sicile [19]. Lúc này Tổng Tu nghị dòng sắp họp ở Assisi [20]
 [19]) Không một bản văn cổ nào nói chính xác về những ngày thánh Antôn ở Aicile. Có lẽ tàu đã đáp vào Messine, vì theo Truyện Một, anh em ở thành phố này đã cho người biết Tổn Tu Nghị sắp họp tại Assisi. Nhà dòng hồi ấy ở ngoài thành phố- Về sau, người ta lại nói thánh nhân có đến Taomina ở đó người đã trồng những cây ra trái như phép lạ. Người ta cũng gán cho người thành lập 4 tu viện ở miền này. Việc này không thể được đoói với một tu sĩ vừa nhập dòng, chân ướt chân ráo. Người chỉ lưu trú tại Sicile một thời gian ngắn, hơn nữa người đang bệnh và suy nhược. Có người cho rằng người có sang lại đảo này vào năm 1223 hoặc 1227, nhưng cũng chỉ là phỏng đoán. 
  [20]) Tổng Tu Nghị này họp ở Assisi, lễ Hiện Xuống, 30-5-1221. Toàn thể anh em có quyền về tham dự. Đây là tu Nghị cuối cùng theo thể thức này. Jourdain de Giano, trong Niên sử của anh, với nhiều nén thơ linh động, đã kể về cuộc họp này. Có mặt 3.000 anh em, khấn rồi cũng như tập sinh. Có hồng y Reynerio Capocci, giám mục Viterbio, có nhiều giám mục và tu sĩ tham dự. Tu nghịhọp 7 ngày. Dân Assisi đón tiếp anh em nồng hậu và tiếp tế rộng tay. Anh em đã phải ở lại thêm hai nfày để dùng cho hết thức ăn còn dư.
 - Chúng ta rất tiếc không biết có còn dịp nào thánh Antôn được tiếp xúc với thánh Phanxicô nữa không. Chỉ biết vị thánh nghèo rất quí mến thánh Antôn, đã viết thư gửi thánh Antôn, mặc dầu nguyên bản lá thư ngày nay không còn.
 - Điểm đáng lưu ý là Salimbene, trong bộ Niên sử của anh, soạn từ năm 1282 đến 1287, có dành cho thánh Antôn và hàng và gọi người là "Socius beati Francisi" (bạn đồng hành của thánh Phanxicô), Ta cũng gặp từ "Soucius" này trong hai chương 48,49 của sách Actus beati Francisci et sociorum ejus (Hành vi của thánh Phanxicô và các bạn đồng hành của người).Những bông hoa nhỏ (Floretti), chương 39 cũng dùng từ "soucius) này.  

Vừa nghe tin ấy, thánh Antôn liền đi tới đó, mặc dầu đang bệnh và yếu nhược trầm trọng.

Tu nghị bế mạc, Anh em đâu về đó. Thánh Antôn tiến lại gần Anh Gratien, Phục vụ tỉnh dòng Romagna, với nhiệt tình và khiêm tốn, khẩn khoản xin anh nhận cho đi theo sau khi đã được sự đồng ý của Anh Tổng Phục Vụ [21], và dạy cho người biết giữ trọn các nhân đức của Dòng [22]. Người đã trở nên hoàn hảo nhờ lời hướng dẫn của một Gratien, vì người đã ao ước được ân sủng ban cho tràn đầy [23].

Thánh Antôn xin anh Gratien chỉ định cho một nơi xa cách vắng lặng để sóng yên tĩnh và cầu nguyện. Anh Gratien đã cho người đến ở một ẩn viện, có tên là Monte-Paolo [24].

Chúa khôn ngoan đã dẫn người tới đó, để sống cuộc đời ẩn dật, học đức khiêm nhường và qua suy niệm,tu đức, học hành, thâu lượm được nhiều giống tốt, để sau này deo vãi khắp nơi trong các bài thuyết giảng. Ở đó, trong một túp lều xa vắng nhất, người tự hiến toàn vẹn phụng sự Chúa, chiến thắng hết các cám dỗ bằng cách khắc khổ nhiệm nhặt, bằng chìm sâu vào kinh nguyện sốt sắng và làm cho tâm hồn lớn mạnh trong tình yêu Chúa.

21) Phụ Lục bản 74, Thư Viện Thánh Antôn ở Pađôva và Truyện Raymondina nói hoàn toàn khác hẳn: không phải thánh Antôn khẩn khoản anh Gratien cho đi theo, chính anh Gratien yêu cầu thánh nhân, vì lý do thiếu linh mục trong dòng - Tổng Phục Vụ: Anh Elia.
  22) Chơi chữ: Gratia, grâce, Gratien, ân sủng.
  23) Monte-Carlo cũng ở gần Forli. Thánh Antôn cũng như thánh Phaxicô rất ưa thích cảnh lặng lẽ, thường đến ẩn tu những nơi xa vắng.
  24) Truyện Một tường thuật dài dòng những ngày thánh Antôn ở Monte-Carlo. Người xin một anh em nhường cho một hang động do anh đào sâu trong núi. Ở đó người đã hành xác khổ hạnh, mỗi ngày chỉ mang theo một ít bánh và nước trong. Buổi chiều, lúc về với anh em, người phải tựa vào một anh em để khỏi té xỉu.- Phủ lục thủ bản Pađôva thêm: người vẫn tham gia công việc trong nhà, người quì gối xin anh Phục Vụ tại đó cho phép được rửa bát dĩa và quét dọn nơi anh em ẩn tu.- Truyện Benignitas sơ lược nói đến các cơn cám dỗ người đã trải qua do ma quỉ bủa giăng.


CHƯƠNG V

ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG
ĐÁNG CẢM PHỤC CỦA NGƯỜI
VÀ CHÚA ĐÃ ĐÁP ỨNG
CÁC SỞ NGUYỆN CỦA NGƯỜI

Thánh Antôn, người của Chúa, rất mực khiêm nhường, vì người hiểu khiêm nhường là nhân đức bảo vệ và trang trí tất cả các nhân đức khác. Tuy ở giữa Anh Em Hèn Mọn, người cũng đã muốn tỏ ra là người đáng khinh nhất, tầm thường nhất, nhỏ nhoi nhất.

Ai mang bảo vật đi công khai ngoài đường là cho thấy muốn bị cướp giật, biết thế nên thánh Antôn cố dấu diếm các nhân đức và các ân huệ người nhận được từ Chúa. Là người thông thái, nhưng người dấu kín, không cho thấy các kiến thức học vấn của người, người rất ít khi dùng đến tiếng Latinh. Người biết học vấn khoa trương, nên người muốn đi qua trước mắt mọi người như một kẻ thất học, ít chữ nghĩa, hơn nữa một người kiêu căng vì học thức là một người để cho ngọn gió hư danh đề cao và làm choi lung lay.

Khi nhận làm công việc tầm thường, người ta chứng minh được mình có lòng khiêm nhường. Khi thường xuyên lẩn tránh các công việc ấy, người ta không thể nghĩ rằng mình thực sự khiêm nhường. Thánh Antôn là người có lòng khiêm nhường, người đã muốn chuyên môn cáng đáng lấy các công việc khiêm tốn nhất.

Nhớ rằng Đức kitô xưa hạ mình chân các môn đệ, thánh Antôn rửa bát dĩa nồi niêu dưới bếp, rửa chân anh em và cung kính hôn chân anh em. Khi đồng hành với anh em, khi có thể và thuận tiện, người thường nhún nhường trước người anh em. Người nghĩ rằng một người có địa vị cao mà càng tự hạ, thì càng thâu tích được nhiều công trạng trước mặt Chúa. Khi giữ chức vụ cao cấp, người không tỏ ra là người cao cấp, nhưng là một người anh em, một bạn đồng hành. Người không muốn được vẻ vang vì chức vụ, người chỉ cố xử sự giữa anh em như một người anh em, hơn nữa như một người anh em nhỏ nhoi nhất.

Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống. Ai kiêu căng sẽ bị nhục nhã. Ai  khiêm hạ sẽ được biểu dương. Thánh Antôn đã tự hạ, coi mình chẳng là gì trước mọi người, nên Chúa đã ban ơn rõ ràng, nâng người lên. Thánh Antôn đã tỏ lòng khiêm nhường qua bốn cách: dấu diếm kiến thức, luôn nhận công tác tầm thường, tự xoá nhoà trước người anh em đồng hành, càng được cử giữ chức vụ cao, càng tự hạ thấp. Chúa cũng đã qua bốn cách làm cho người được nổi danh, như ta sẽ thấy sau đây.

Vì khiêm nhường, người dấu diếm kiến thức dưới đáy thùng, nhưng Chúa không bao giờ để một ngọn đèn sáng chói như thể phải dấu kín lâu ngày. Chúa muốn phải được đặt lên chân đèn cao.

Nhân người được Anh Phục Vụ cử đi Forli [25] với nhiều anh em sắp chịu chức. Đến giờ truyền chức, anh Phục Vụ tu viện tha

25) "Contigit quod beatus Antonius, necnon quamplures de Fratibus pro suscippiendis ordinibus ad civitatem Forlivi a suis puperioribus mitterentur. "Câu văn không rõ ràng, nhưng ý nghĩa gợi ngay trong trí ta là thánh Anton thuộc số anh em sắp chịu chức. Ấn tượng này được tăng cường do một câu văn trong Truyện của Julien de Spire và trong Truyện Một. Tác giả Truyện Một viết: "Contigit Fratres ad civitatem Forlivii Prosuscipiendis ordinibus transmitti. Convenientibus ex diversis partibus ob dictam causam Fratribus et Preadicatoribus, affuit inter eos Antonius. "khó mà chủ trương rằng "ob dictam causam", "vì lý do ấy", "vì lý do chịu chức", lại không liên quán đến thánh Antôn. Như đã biết Phụ Lục Thủ bản 74 ở Pađôva và Truyện Raymondina khẳng định quả quyết thánh nhân đã là linh mục, khi 

thiết yêu cầu một vị trong số các Anh Em Thuyết Giáo hiện diện đứng lên nói vài lời khuyến khích với toàn thể Anh Em tập họp. Nhưng do Chúa sắp đặt, Anh Em Thuyết Giáo chối từ, viện lẽ chưa chuẩn bị sẵn sàng. Anh Phục Vụ được Chúa Thánh Thần hướng dẫn quay về hướng thánh Antôn, người anh em không ai biết là đã học hành thông thái. Anh ngỏ lời và ra lệnh cho Antôn phải nói lên trước số Anh em tập họp những gì Chúa Thánh Thần soi sáng.

Là người thực sự mộ mến thiết tha đức khiêm nhường, muốn làm học trò hơn làm thầy, thánh Antôn có lời từ chối, viện lẽ không đủ khả năng giảng, không dọn trước, và làm hết cách để tránh một việc đối với người là một vinh dự, nhưng sau phải cúi đầu trước mệnh lệnh. Hướng về một anh em vô danh tiểu tốt, không ai nghĩ là thông thái, để yêu cầu đứng lên đột xuất giảng, đó là một chuyện thực ra cũng lạ. Chuyện này chứng tỏ không do thánh Antôn, nhưng do Chúa.
người tham dự Tổng Tu Nghị Assisi 30-5-1221. Đàng khác Niên Sử 24 Tổng Phục Vụ kể rằng thánh Antôn, lúc dâng thánh lễ tại tu viện Thánh Giá ở Coimbre, đã thấy linh hồn một anh em thánh thiện bay về trời, vào đúng giờ anh qua đời. Nhưng sách Niên Sử 24 Tổng Phục Vụ được soạn rất muộn về sau, nên ta khó có thể tin được. - Các sử gia hiện đại chia làm hai phái, hay đúng hơn là 3 phái: phái chủ trương thánh Antôn đã là linh mục trước khi chuyển sang dòng Anh Em Hèn Mọn, phái chủ trương thánh Antôn chịu chức linh mục ở Forli, phái do dự không cho ý kiến, viện lẽ thiếu sử liệu, thuộc phái này có hai nhà biên khảo phê bình cự phách là Léon de Kerval và Lepitre.
 - Nhiều nhà phê bình nghĩ đây là một bữa tiệc liên hoan, không phải là buổi lễ truyền chức. 


Sẵn có lòng kính sợ Chúa, nên thánh nhân mở lời rất đơn sơ. Sau nhờ ơn Chúa soi sáng, ký ức thay thế cho sách, với lời lẽ đầy hình ảnh, người biện minh các mầu nhiệm sâu xa của Kinh Thánh, hùng hồn và làm say mê thính giả, đúng như lời: miệng ngọt ngào thêm người bè bạn, môi duyên dáng vồn vã hỏi chào. Nghe những lời diệu kỳ người nói, thính giả cảm động ngây ngất và thốt lên: "Chưa ai đã nói như người này nói với chúng ta" thính giả công nhận chưa bao giờ nghe giảng hay như thế.

Bởi người đã chuẩn bị tâm trí để học hỏi cho thông hiểu, nên Chúa điều khiển lưỡi người. Bởi người đã trau dồi kiến thức với hậu ý tốt, nên người đã truyền đạt không tiếc gì. Bởi người mơ ước được trí tuệ thông minh, nên trí tuệ thông minh được ban cho người. Bởi người đã khẩn cầu thần trí khôn ngoan, nên thần trí khôn ngoan ngự vào người. Miệng người công chính niệm lẽ khôn ngoan và lưỡi người nói lời chính trực.

Anh Tổng Phục Vụ, không mấy chốc, đã nghe biết sự kiện xảy ra. Anh vội vã bắt buộc thánh nhân phải ra tiếp xúc với dân chúng bằng cách giao cho người nhiệm vụ đi giảng. Thánh Antôn quả là người có phúc, người đã không chủ động trong việc này, người đã không tự gán cho mình vinh dự này, người đã được cử như ông Aaron xưa. Khi nói đến tài danh thuyết giảng của người sau đây, ta sẽ thấy rõ kết quả rực rỡ người thâu lượm được.

Bởi thánh Antôn luôn nhận công tác tầm thường, nên Chúa đã tỏa sáng đức khiêm hạ của người qua các việc lạ thường.

Hồi người dự chức Phục Vụ Hạt Dòng Limousin, vào lúc nửa đêm, thứ Năm Tuần Thánh, người đang ở trong nhà thờ thánh Phêrô tại Queyroix, sau giờ Kinh Sách, đọc lúc nửa đêm, người giảng lời hằng sống cho dân chúng tụ họp quanh người. Cũng giờ ấy, tại tu viện Anh Em Hèn Mọn đang đọc giờ Kinh Sách, ngợi khen Chúa. Giờ này, như định trước, thánh Antôn, được cử đọc một bài sách. Nhưng người lúc ấy đang giảng ở nhà thờ thánh Phêrô rất xa nhà dòng. Khi anh em đọc giờ kinh, đến bài đọc đã được phân công cho người, bỗng có người ở giữa cung thánh, bắt đầu đọc và đọc hết bài [26].

Anh em hiện diện đều ngạc nhiên và cảm phục, vì biết rõ người đi giảng ở thành phố. Do quyền năng Chúa, cùng một lúc, ở cung thánh người có mặt giữa anh em, đọc một bài sách, ở nhà thờ trước dân chúng người giảng lời hằng sống. Tuy nhiên, lúc người đọc sách ở cung thánh tu viện, người lại nín lặng trước dân chúng ở nhà thờ. Đấng đã cho thánh Ambrôsiô đang ở Milanô, đồng thời có mặt dự lễ an táng thánh Martinô ở Tours, muốn rằng thánh Antôn cũng có mặt một lúc ở hai nơi, để giờ Thần Tụng khỏi bị gián đoạn vì sự thiếu mặt của người. Thánh nhân đã tự lúc làm công việc tầm thường, người xứng đáng được Chúa nâng lên trong công việc phận sự của người.
 26) Trong các nhà chép truyện cổ về thánh Antôn, chỉ có Jean Rigauld kể chuyện phân thân này, nhưng lại không ghi ngày tháng. Các tư liệu khác có thể giúp ta bổ khuyết phần nào. - Thánh Antôn ở Limoges năm 1226, điều này đích xác. Một nhà biên niên sử thế kỷ 13, tê là Pierre Coral, giữ chức Viện Phụ Đan Viện Thánh Martinô tại Limoges năm 1247, nói rõ rằng năm ấy, thánh Antôn, với một vài điều kiện, đã nhận một nơi ở trong các dãy nhà phụ thuộc của đan viện, để cho Anh Em Hèn Mọn tá túc. Bernard Guy, ở một chú thích trong bộ lịch sử dòng Đaminh cũng khẳng định lời nói của Pierre Coral: "Tôi đã đọc ở một chỗ khác rằng Anh Em Hèn Mọn đến Limoges, lần đầu, vào năm 1224". - Vậy phép lạ phân thân này phải xảy ra vào năm 1226 hoặc 1227. Truyện Benignitas và Phục lục Thủ bản Lucerne còn kể thêm một hiện tượng phân thân nữa ở Montpellier, " vào lúc thánh Antôn giữ chức giảng viên, dạy thần học ở đó", nhân một ngày đại lễ, không nói là lễ gì. Người phải hát Alleluia ở cung thánh của Anh em, đồng thời phải giảng trước các giáo sĩ và các giáo dân. Lúc về hát Alleluia, người vẫn đứng trên toà giảng cúi gập xuống như muốn ngủ. - Sách Các phép lạ kể cả haảituyện liên tiếp với một câu chuyển: "Đã xảy ra cho người một việc tương tự... "Đây hẳn là một truyện kể thành hai truyện. Dựa vào uy tín của Jean Rigauld, phải nói là sự việc đã xảy ra ở Limoges.
 
Lúc đi đường cũng như lúc ở nhà, người luôn nhún nhường trước anh bạn đồng hành, luôn như nhìn thấy viết rõ trước mặt lời tiên tri:

Lòng con chẳng dám tự cao
Mắt con chẳng dám tự hào, Chúa ơi!
Đường cao vọng chẳng đời nào bước,
Việc diệu kỳ vượt sức chẳng cầu,
Hồn con, con giữ trước sau,
An hoà thinh lặng là câu thanh bình.

Nên Đức kitô, vị Thầy dạy đức khiêm nhường, vị Thầy đã phán trong Tin Mừng: Hãy học cùng Thầy, vì lòng Thầy hiền hậu và khiêm nhường. Đức Kitô đã bảo vệ che chở người và các anh bạn đồng hành của người cách lạ lùng, khỏi bị xấu hổ, nhục nhã, tai tiếng.

Hồi còn giữ chức Phục Vụ Hạt Dòng Limousin, người từ xứ này, băng qua miền Provence, để sang nước Ý, lúc đến một xóm nhỏ kia, giờ ăn trưa đã qua lâu rồi, nhưng người và anh bạn đồng hành vẫn còn nhịn đói. Có một bà đạo đức, nhà chẳng giàu có gì, thấy cảnh hai anh em nghèo và đói, bà động lòng trắc ẩn, mời hai anh em vào nhà, dùng sơ sài vài thức ăn. Cũng như Marta, bà ân cần dọn bánh và rượu. Bà sang mượn người láng giềng thêm một cái ly có chân.

Chúa luôn chừa một lối thoát cho người bị thử thách. Chúa để bà, khi mở vòi lấy rượu trong thùng, đã quên khoá vòi lại, rượu chảy tràn lan dưới đất. Cũng lúc ấy anh bạn đồng hành của thánh Antôn cầm cái ly vụng về, đụng mạnh vào bàn, ly không vỡ tan, nhưng chân bị gãy, ly một nơi, chân một nẻo.

Cuối bữa ăn, muốn mời hai anh em uống rượu thêm, bà chủ nhà vào hầm rượu, thấy rượu chảy tràn lan dưới đất, gần hết thùng, bà hốt hoảng, chạy lên, thở vắn than dài, kể lể cho anh em nghe, vì sơ ý nên chảy mất hết rượu. Cảm động trước nổi buồn tiếc của bà chủ nhà, thánh Antôn gục đầu xuống bàn, hai tay úp mặt, tâm trí suy niệm lời thánh tông đồ: "Tôi kêu cầu với tinh thần và trí tuệ". Bà chủ nhà đứng lặng nhìn thánh nhân cầu nguyện và chờ xem kết quả ra sao. Lạ thay! Kìa cái ly, từ phía bên kia bàn, lăn đến, chắp vào cái chân phía bên này bàn. Hoảng hốt bà chộp lấy cái ly, lắc mạnh, bà nhận thấy nhờ quyền năng của lời cầu nguyện cái ly đã trở thành nguyên lành.

Bà thoáng nghĩ, quyền năng làm cho cái ly đã gãy liền cũng có thể trả lại rượu cho bà, bà vội chảy xuống hầm rượu, cái thùng chốc lát trước đây vơi đi một nửa, nay đầy tràn, rượu từ dưới thùng đùn lên, nóng như rượu mới, vì Chúa vừa tạo ra, để tránh cho thánh Antôn, là người khiêm nhường, khỏi bị ngượng ngùng, và Chúa đã làm phép lạ cho thấy sức mạnh phi thường của lời cầu nguyện. Phần thánh Antôn, con người rất mực thánh thiện, thấy được Chúa nhận lời, liền rời xóm ấy ra đi. Người là đồ đệ đích thực của đức khiêm nhường nên người đã tránh nơi đã xảy ra phép lạ, có thể làm cho người được vẻ vang và được ngợi khen [27].

Tuy giữ chức vụ cao cấp nhưng thánh Antôn đã muốn xử sự như một thuộc viên hơn là người có địa vị, do đó Chúa đã biến người thành một Phục Vụ Hạt Dòng ân cần chu đáo, đủ khả năng bảo vệ đàn chiên khỏi sói rừng và rắn rết cắn xé.

Lần kia, người nhận vào dòng một thanh niên quê ở Limoges, tên là Phêrô. Thanh niên này bị ma quỉ cám dỗ, muốn bỏ dòng rút lui.

27) Truyện Floretina đã phóng đại phép lạ một cách ngớ ngẩn nói rằng có con heo cắn nát cái vòi thùng rượu làm cho rượu chảy tràn lan. Còn cái ly vỡ tan ra từng mảnh.


 Được Chúa Thánh Thần soi sáng, thánh nhân gọi anh đến. Sau khi nghe anh kể, anh là mồi ngon của cám dỗ, người đưa tay cầm lấy miệng anh, mở ra, thổi hơi và nói:

 "Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần." Lạ thay! Không những cám dỗ biến ngay, mà như anh đã thuật lại, suốt đời ở dòng, anh không bị cám dỗ như thế nữa [28].

Lạy vị thánh đích thực khiêm nhường! Người lo dấu diếm học vấn, Chúa đã gọi người đi giảng. Người chuyên làm những công việc tầm thường. Chúa đã cho người được vẻ vang trong công việc. Người đã muốn xử sự như người nhỏ nhất giữa anh em người, Chúa đã làm phép lạ, tỏ ra cho thấy người là người lớn nhất. Ở địa vị cao, người không muốn phô trương giá trị của người nên dưới sự săn sóc thận trọng của người, đàn chiên của người được bảo vệ khỏi nanh vuốt sói dữ.
  28) Sách Các Phép Lạ phóng đại: anh tập sinh té xuống đất bất tỉnh, được thánh nhân đỡ dậy. Anh còn được nhiều thị kiến nữa


CHƯƠNG VI

ĐỨC NGHÈO CỦA NGƯỜI
VÀ NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA
CUNG CẤP NHU CẦU CÁCH KỲ DIỆU

Là tu sĩ nghèo, lại được đào tạo trong hội những người nghèo ngay từ buổi đầu, thánh Antôn mỗi ngày mỗi triền miên trong cảnh nghèo, để có tinh thần nghèo. Người quan tâm không bao giờ và không vì một lý do nào tách rời khỏi đức nghèo. Người thường xuyên suy niệm đức nghèo của Chúa Giêsu và của Mẹ Chúa.

Khi giảng về đức nghèo cho anh em hoặc cho dân chúng, người thường nhắc lời Tin Mừng: Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con người không có hòn đá gối đầu,  hoặc lời sách Huấn Ca: Không gì có tội cho bằng ham mê tiền bạc, như bài giảng thứ nhất trong sách các bài giảng ngày Chúa nhật của người minh chứng, cũng trong bài giảng này người nói Chúa đã so sánh của cải như gai góc, vì của cải cản đường người có của, đâm đau và đâm chảy máu.

Bởi thế, lúc đi đường người không mang theo gì theo. Đức nghèo trong lòng là tất cả hành trang của người. Đi miền này tỉnh nọ, người hai tay không, như khách hành hương hoặc như ngoại bang xa lạ ở đời. Người biết đối với thánh Phalô Tông đồ. Người biết hãnh diện trong cảnh quẫn bách thiếu thốn. Người biết Chúa hằng lắng nghe nguyện vọng của người nghèo, minh oan cho người nghèo và cho người nghèo hưởng vương quốc trên trời. Người là người con hiếu thảo, triệt để giữ đức nghèo của thánh Phanxicô. Người khuyên giữ đức nghèo và nói đức nghèo có một sức mạnh bất khả kháng.

Bởi Chúa là nơi ẩn náu của người nghèo, đến cứu giúp người nghèo trong cảnh ưu phiền, bởi Chúa là Đấng Tối Cao, cung cấp đủ thứ, Đấng đúng bữa cho ăn, trăm con mắt nhìn lên Chúa, nên Chúa đã cung cấp nhu cầu đầy đủ thứ cho thánh nhân và cho những người ở với thánh nhân, không thiếu thức gì. Bởi thánh nhân mến đức nghèo và nhiệt thành với sự cứu rỗi các linh hồn, nên cả khi người ta mời người đến nhà dùng cơm để thuốc chết người, người vẫn đến như một người nghèo và thuốc độc đã không hại được người.

Lần kia, hồi người ở giáo phận Limoges, tại Brive [29], nơi chính người đã lập nhà dòng đầu tiên, người anh em làm bếp trong nhà dòng không còn thứ gì nữa để dọn cho anh em ăn, thánh Antôn cho người đi xin một bà kia, bà đã từng giúp đỡ người, gửi đến cho người và anh em một ít cải bắp và tỏi tây trồng trong vườn bà, để ăn cho qua bữa. Nhưng hôm ấy trời mưa tầm tã, bà gọi người đầy tớ gái, nhẹ nhàng bảo chị ra ngoài vườn lấy các thứ rau, đủ để anh em dùng. Chị đầy tớ thoái thác, lấy lẽ trời mưa như trút. Sau vì bà chủ năn nỉ, chị đành ra vườn lấy các thứ rau anh em cần và mang đến tận nhà dòng, cũng khá xa. Dù mưa như trút, áo chị vẫn không ướt, không một giọt mưa nào rơi trên người hoặc trên áo chị. Chị trở về cũng dưới mưa. Chị kể cho bà chủ nghe, tuy mưa không dứt, nhưng chị đã không mảy may bị ướt. Pierre de Brive, con trai bà chủ, làm kinh sĩ ở Noblat, thường kể lại truyện này, truyện thầy đã nghe bà mẹ kể, và mỗi lần kể, thầy rất vui vì được góp phần làm vẻ vang thánh nhân. 
  29) Brive là một trung tâm sùng kính thánh Antôn ở Pháp. Uy tín của Jean Rigauld đủ để bảo đảm rằng chính người đã đem anh em Hèn Mọn đến ở nơi đây. Tiếc rằng tác giả đã không nói gì đến những ngày người ẩn tu trong hang động rất danh thắng ở đây, cách thành phố gần một cây số rưỡi, về hướng Toulouse - Sách Các Phép Lạ cũng kể truyện này, lời lẽ tương tự. Sách kể thêm: "Trong một hang động, khá xa thành phố, người nhờ làm một chỗ ở và người đã đào giữa đá một mạch nước để có nước từ đá chảy ra. Người ở đó đơn độc, rất khắc khổ, và chuyên tâm suy niệm."

Chúng ta xác tín rằng người được nhiều ơn đặc biệt Chúa ban trong việc quan trọng, vì trong việc nhỏ Chúa đã đến trở giúp người một cách kỳ diệu. Ai trở nên nghèo vì Đức Kitô, người ấy sẽ được bảo đảm Chúa không để đói. Chúng ta xác tín điều ấy, khi nhớ lại truyện kể trước đây, rượu chảy tràn ra đất sau thùng lại vẫn đầy, cái ly gãy đôi sau liền lại như trước. Lòng Chúa thương xót không những cung cấp nhu cầu cho thánh nhân, Chúa còn lạ lùng gìn giữ người tránh khỏi nguy hiểm.

Một hôm, ở Ý, người giáo phái mời người dùng bữa. Người nhận lời, để có cơ hội lôi kéo họ ra khỏi lầm lạc và củng cố họ trong đức tin chân thật. Người noi gương Chúa Cứu Thế, cũng vì mục đích ấy, đã ăn uống với người thu thuế và người tộ lỗi. Nhưng lương tâm lệch lạc thường làm nảy sinh những tư tưởng gớm ghê. Những người giáo phái, trước đã bị người làm cho bẽ bàng trong các bài giảng, lúng túng trong các cuộc tranh luận, nay mưu đồ nham hiểm, họ mời thánh nhân dùng một đĩa thức ăn có trộn thuốc độc, ăn là chết.Chúa Thánh Thần, Đấng thường tiết lộ các điều bí mật, đã cho người biết. Người dùng lời lẽ dịu dàng và đượm tình thương trách họ xảo quyệt, nhưng người giáo phái giả dối, bắt chước ma quỉ là cha của sự dối trá, nói họ làm như thế là có mục đích thử nghiệm sự thực của Lời Tin Mừng : "nếu có uống phải chất độc cũng không hề hấn gì." Họ mời người cứ ăn, và hứa, nếu người không ngộ độc, họ sẽ mãi mãi theo Tin Mừng. Họ còn dọa nếu người từ chối họ sẽ kết luận rằng lời Tin Mừng nói sai.

Không chút sợ hãi, thánh Antôn làm dấu thánh giá trên dĩa thức ăn, cầm lấy dĩa và nói với họ: "Tôi làm theo lời các anh, không phải để thử Chúa, nhưng để chứng minh cho các anh thấy tôi thành tâm và cương quyết mong cho các anh được rỗi linh hồn, mong cho đức tin phúc âm được toàn thắng. "Người ăn hết thức ăn có chất độc, nhưng vẫn bình thường, không thấy khó chịu chút nào.Thấy thế người giáo phái trở lại với đức tin phúc âm [30].
Ai là người đạo đức, xin nghĩ xem, đức nghèo của thánh Antôn đã làm đẹp lòng Chúa biết bao. Chúa đã giúp đỡ người khi thiếu thốn, thật tận tình, Chúa đã gìn giữ người khi lâm nguy, thật lạ lùng.
 30) Truyện này đã được Sách Các Phép lạ chép lại nguyên văn không thể biết được truyện này xảy ra trước hay sau thời gian thánh Antôn ở Pháp. Các sách viết trước sách của Jean Rigauld không nói đến. Jean Rigauld đã không theo thói quen, không cho biết nơi chốn, không cho biết đã trích ở nguồn nào, nguồn khẩu truyền hay nguồn thành văn.
CHƯƠNG VII

NGƯỜI SUY NIỆM CAO SÂU
VÀ ĐƯỢC CHÚA NHẬN LỜI XIN THEO SỞ CẦU


Thánh Antôn đã học với thầy người là thánh Phanxicô rằng nguyện vọng trước tiên của người tu sĩ là được chuyên cần cầu nguyện. Thánh Phanxicô quả quyết không ai có thể tiến bộ trong việc phục vụ Chúa, nếu không nỗ lực hướng tâm hồn lên trời qua kinh nguyện không ngừng. Do đó thánh Antôn chuyên tâm cầu nguyện không ngừng. Người nhắc đi nhắc lại lời thánh Tông đồ: "Tôi cầu nguyện với tâm hồn, tôi cũng cầu nguyện với trí tuệ".

Hồi người giữ chức Phục Vụ Hạt Dòng Limousin, một đêm kia, sau kinh tối, theo thói quen, người tiếp tục cầu nguyện. Cũng sau kinh tối, khi ra khỏi nhà nguyện, anh em thấy dưới bóng trăng trên thửa rộng lớn sát nhà dòng, ruộng của một người bạn, quen thân nhà dòng lúa đã chín sắp gặt có một đoàn người đang phá phách tan hoang, họ nhổ trốc cả bụi lúa. Anh em ái ngại, thấy người bạn tốt phải thiệt thòi, vội vã vào báo cho người của Chúa đang đọc kinh trong nhà nguyện biết, anh em mếu máo và ứa nước mắt, nói cho người hay vị ân nhân của nhà dòng đang bị thiệt hại nặng nề.

Người của Chúa bảo: "Cứ để yên, anh em cứ để yên, cứ về tiếp tục đọc kinh cầu nguyện. Đó là kẻ thù của anh em đang mưu đồ làm xao động cảnh đêm của anh em và kéo theo tâm hồn anh em xa suy niệm. Anh em cứ tin chắc sẽ không xảy ra một tổn thất nào trên đám ruộng người ân nhân của chúng ta, sẽ không có gì bị phá hại." Anh em nghe theo lời khuyên của người cha thánh thiện và đợi đến sáng ngày xem sự thể ra sao. Sáng ngày nhìn đám ruộng nguyên vẹn, không một tổn thất hư hại nào, anh em hiểu là mưu mô ma quỉ, và vì thánh nhân đã làm bại lộ mưu mô của nó, anh em càng cảm phục lòng đạo đức và lời kinh nguyện của người.

Làm tốt không ngừng là đọc kinh không ngừng. Thánh Antôn đã không ngừng làm tốt, để kẻ thù luôn thấy người bận rộn công việc thánh thiện.

Một mùa đông, ở Pađôva, người soạn bài giảng, để giảng các ngày lễ chư thánh, theo lời yêu cầu của Đức hồng y ở Ostia. Người dự tính, mùa Chay tới, sẽ dành thì giờ để giảng và giải tội. Một hôm, từ chập tối, vì quá mệt, người đi nghỉ. Kẻ thù của loài người muốn cản trở việc tốt người làm, liền xông vào bóp cổ người nghẹt thở. Người vội vàng hướng tâm trí lên Đức Trinh Nữ, kêu cầu Đức Mẹ, trước đã từng dìu dắt người từ những bước chập chững, nay xin tiếp tục sử dụng quyền năng bảo vệ người. Người mở mắt, thấy trong phòng sáng chói, kẻ thù của ánh sáng, không thể chịu đựng được chói lọi, đã biến đi xấu hổ. Đức Mẹ đã từng giúp người học hành tiến bộ những ngày còn thơ, nay lại đã cứu người thoát khỏi quyền lực ma quỉ. Không lạ gì khi thấy ma quỉ đã muốn bóp cổ người chết nghẹt, vì trong bí tích cáo giải người đã làm như người cuốc cỏ dại, và trong những lúc giảng dạy, người đã làm như người đi câu, lôi kéo xa ma quỉ các linh hồn nó chinh phục được và đang nhấn chìm vào đủ thứ tội lỗi.

Nhưng kinh nguyện sốt sắng phải đi đôi với chay tịnh. Chay tịnh chữa bệnh thân thể và chữa bệnh linh hồn. Thánh Antôn đã tránh được bệnh hoạn bề trong bề ngoài, nhờ cách người đối xử với thân thể khắc nghiệt, luôn bắt nó phục dịch, chỉ cho ăn bánh mì và uống nước trong, sợ rằng đã giảng cho người khác mà chính người lại không vượt qua được thử thách.

Người mang trên mình một dây sắt, một đoạn nay còn được giữ như di tích đặc biệt ở tu viện Anh Em tại Limoges. Người bắt thân thể khuất phục tinh thần, khắc khổ tàn nhẫn, đôi chân xiêu vẹo thất thểu như không còn mang nổi thân thể.

Thân thể người không đè nặng lên linh hồn diễm phúc của người. Linh hồn người chỉ hướng lên những điều thiêng liêng thần thánh như chơi vơi trên cõi trời. Bởi vậy, Thiên Chúa từ trên cao nhìn thấy hết các nguyện vọng của người và đáp ứng như sở cầu của người. Nhiều kẻ chìm sâu trong vực thẳm tội lỗi nặng nề đã được ơn soi sáng, chạy đến với thánh nhân và đã được ơn tha thứ, nhờ lời cầu nguyện của thánh nhân.

Lần kia, ở giáo phận Limoges, người lâm bệnh phải nằm điều dưỡng trong một đan viện các Đan sĩ áo đen [31]. Đan sĩ lo việc chăm sóc giúp đỡ người đang bị làm mồi cho một cơn cám dỗ tà dục nặng nề dữ dội, người của Chúa được ơn soi sáng bên trong và biết được sự thể. Thường khi sống với một thánh nhân người ta cũng dễ trở nên nhân đức thánh thiện. Một hôm, đan sĩ này ở bên cạnh người, người dùng lời lẽ dịu dàng khuyên bảo, người vạch cho đan sĩ thấy chước cám dỗ âm ỉ bên trong và các hình thức nó mặc lấy bên ngoài, người bảo đan sĩ khoác lấy cái áo dòng ngắn người vừa thay ra, vì tính người ưa sạch sẽ. Lạ thay! Người tu sĩ bị cám dỗ vừa khoác vào người cái áo thánh Antôn đã mặc, cái áo đã giúp đan sĩ gạt xa được nỗi khổ tâm, cái áo đã chữa linh hồn khi chạm đến thân thể. Nhiều lần đan sĩ đã quả quyết với Anh em, từ ngày khoác lấy cái áo của  thánh Antôn, đan sĩ không còn cảm thấy bị cám dỗ nhục dục một chút nào nữa. Đan sĩ đã chăm sóc người của Chúa thời gian người bị bệnh thân thể, đan sĩ đã đáng được người giải thoát linh hồn bị dày vò [32].
31) Các đan sĩ Biển Đức.
 32) Sách Các Phép Lạ kể lại truyện này, có nói thêm về nơi chốn chính xác: tại đan viện ở Solignac gần Limoges. Cũng sách này kể rằng thánh 

Nâng thần trí lên qua lời kinh, chuyên chú làm việc tốt việc lành, khổ hạnh bằng chay tịnh và kinh nguyện, thánh Antôn đã rút ra từ đó lòng hăng say tận tuỵ thuyết giảng Lời Chúa và quyền năng lớn để làm các phép lạ.

Lúc ở Tây Ban Nha [33], người đã làm phép lạ sau đây: Một thanh niên kia quên rằng Chúa truyền phải kính trọng mẹ mình. Anh đã khinh thường không giữ luật Chúa, anh đã bất hiếu, trong lúc giận dữ, anh đã đá mẹ anh ngã lăn xuống đất. Nhân nghe một bài giảng của thánh Antôn, Lời Chúa đã từ miệng người đã như lưỡi gươm đâm thâu vào lòng anh, anh hối hận và xúc động, anh đi xưng tội với người, lương tâm ray rứt, nước mắt chảy ròng ròng. Người của Chúa thấy lòng anh quả thực hối hận, người bảo anh về kính cẩn xin lỗi mẹ anh, ngoài các việc đền tội khác.

Người thanh niên làm theo lời, về xin lỗi mẹ. Mẹ anh bảo: "Mẹ sẵn sàng tha lỗi cho con, nhưng mẹ nghĩ Chúa không thể tha thứ một tội tầy đình như thế." Nghe vậy, người thanh niên rất đổi khổ tâm, vào phòng riêng, bực tức, rút cái búa, chặt một nhát, đứt lìa cái chân đã đá mẹ anh. Anh đau quá, máu phun ra như xối. Nghe anh kêu thét lên, mẹ anh chạy vào, thấy vậy cũng kêu thét lên. Bà con lối xóm xúm lại nhà anh.
 Antôn đã cởi cái áo trong đưa cho đan sĩ. Coàn Jean Rigauld lại nói người đã thay áo ra từ trước, vì tính người ưa sạch sẽ.
  33) Thánh Antôn không sang Tây Ban Nha. Đây phải nói là người sao chép vô ý viết sai, phải sửa lại là ở Ý.
  - Có một khó khăn lớn đối với phép lạ này: Phép lạ này cũng được cho là do một tu sĩ Đaminh, thánh Pierre Martyr mất năm 1252, đã làm, và được một anh em đồng thời kể lại. Do đó tất cả các nhà chép truỵên thánh Antôn đều lưỡng lự. Sách Các Phép Lạ và Phụ Lục Thủ Bản Lucerne nói tên anh thanh niên là Léônarđô và là người ở Pađôva. Hai bản này cũng thêm rằng, khi thánh Antôn nghe người thanh niên xưng tội, người đã quở trách: "Cái chân đá mẹ đáng phải chặt bỏ ngay". Người thanh niên chất phác đã hiểu sai ý người và gây ra việc chặt chân - Dù sao, phép lạ cũng đã chiếm một chỗ lớn trong nghệ thuật hội họa và điêu khắc trình bày cuộc đời thánh Antôn. Bức họa cổ nhất được vẽ trên kính màu, về thế kỷ 13, trong Vương Cung Thánh Đường tầng dưới ở Assisi. Tượng điêu khắc của Donatello rất đẹp tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Antôn ở Pađôva.

Vừa lúc ấy, người của Chúa đi ngang trước cửa. Người ghé vào. Khi nghe rõ lý do tại sao có đông người xúm lại xôn xao, người nhớ lại có ai đó đã xưng tội đá mẹ. Lúc vừa nhìn thấy người thanh niên, người nhận ra anh, người bảo đem cái chân cho người. Người cầm lấy cái chân, người đặt hết tin tưởng vào quyền năng Chúa. Đấng chữa lành những người thống hối và băng bó các vết thương, người ráp cái chân vào chỗ chặt. Cái chân liền ngay với thi thể. Người thanh niên hết đau và khỏi bị què cụt. Phép lạ xảy ra, phần anh thanh niên nói lên sức mạnh của bí tích cáo giải và lòng thống hối, phần thánh Antôn nói lên quyền năng do lời cầu nguyện.

Quả thật lớn lao quyền năng của thánh Antôn, lúc người làm cho cái ly gãy đôi liền lại và rượu chảy tràn ra ngoài trở lại trong thùng, ta có thể đoán được, nếu ta nhớ lại những gì đã nói về đức khiêm hạ của người và về Chúa đã hạ cố đáp ứng nguyện vọng của người.

Con người ấy thật đáng cảm phục, thân hình khổ hạnh, tâm hồn luôn hướng về trời, lời cầu bao giờ cũng được Chúa chấp nhận, cái áo đã có thẻ chữa lành một tâm hồn xao xuyến,và một chi thể đã bị chặt lìa liền lại với thân.

CHƯƠNG VIII

NGƯỜI LÀ NHÀ THUYẾT GIÁO THỜI DANH
VÀ ĐƯỢC ƠN LÀM PHÉP LẠ

Nhiệm vụ đi giảng được giao cho thánh Antôn dựa trên một sự lựa chọn rõ rệt do thánh ý Chúa. Người nỗ lực chu toàn nhiệm vụ, hăng say tận tuỵ, rảo khắp các xóm làng, các thành phố, gieo vãi khắp nơi hạt giống lời ban sự sống và tung lời Thánh Kinh như bủa lưới. Người là tiếng kèn đồng của lề luật Môsê, là tiếng thét gào của các ngôn sứ, là tiếng rao truyền của các tông đồ, là vị tiền hô của Tin Mừng, là sứ điệp viên của chân lý cứu rỗi. Người lên tiếng giữa Giáo hội, Chúa ban cho miệng người đầy thần trí khôn ngoan và thông minh trí tuệ. Danh tiếng thuyết giảng của người lẫy lừng.Đức Giáo Hoàng đã dùng một từ ngữ phi thường, gọi người là Hòm Bia Giao Ước [34].

Giới trí thức thông thái đều ngạc nhiên, lúc thấy một trí tuệ sắc bén và một tài hùng biện văn hoa nơi một con người thận trọng đắn đo, lời lẽ kín đáo đáng phục.
 34) So sánh này được sách Hành vi và niên sử gia Rolandino dùng, nhưng với từ ngữ hơi khác. Hòm bia cựu ước và mô hình Tân Ước (Arca Veteris Testsmenti et forma Novi).
 - Sách Những Bông Hoa Nhỏ kể: "Một hôm Antôn được vinh dự giảng trước hội đồng có Đức Giáo Hoàng, các Đức Hồng Y và nhiều vị giáo sĩ cao cấp tham dự. Các vị này thuộc nhiều quốc tịch khác nhau: Hy Lạp, La Mã, Anh, Đức, Pháp, Thuỵ Điển... Antôn được ơn Chúa Thánh Thần khiến hứng, trình bày đề tài hôm ấy hùng hồn, cao sâu, gãy gọn, rõ ràng. Kết quả toàn thể cử toạ, ngôn ngữ khác nhau, đều nghe như diễn giả trực tiếp nói tiếng nước mình. Bỡ ngỡ vì thấy phép lạ ngày lễ Hiện Xuống đầu tiên lại tái diện, các vị thính giả thì thầm hỏi nhau:
Nói với người ít học đơn sơ cũng như nói với người thượng lưu trí thức, người dùng chân lý như tên bắn đánh động họ, người chia sẻ kiến thức phong phú tràn đầy nơi người cho mỗi người đúng mức nhu cầu của họ [35], tuỳ địa vị và tuỳ người thánh nhân thêm gia vị vào lời nói với thứ muối là tế nhị và hy sinh khi giảng dạy, nên thính giả của người không thể nghe mà không rút ra khỏi lầm lạc nếu đã lỡ lạc vào, không thể ăn năn thống hối nếu là người tội lỗi, không thể không tiến bộ trong việc tốt nếu là người tốt. Không ai ra về mà không mang theo một điều ích lợi.
 - Tu sĩ này người Bồ Đào Nha, sao tôi lại nghe nói tiếng nước tôi? Lạ thật!
Chính Đức Giáo Hoàng suy nghĩ về những tư tưởng thâm thuý cao siêu Antôn giảng, cũng phải khâm phục và tuyên bố:
- "Quả thực người này là Hòm Bia Giao Ước và là bể chứa Thánh Kinh".
Chỉ tiếc không rõ thánh Antôn sang Rôma năm nào và với mục đích gì.-Như ta đã biết thánh Antôn được tuyên dương Tiến Sĩ Họi Thánh, do Đức Piô 12, ngày 16-1-1946.
   35) Kiến thức này, không những thánh nhân san sẻ cho thính giả nghe giảng, mà còn cho sinh viên của người. Chúng ta biết rõ người đã là giảng viên, là giáo sư thần học. Chúng ta lấy làm lạ, khi thấy tác giả Truyện Một, Julien de Spire và Jean Rigauld không nhắc đến việc dạy học của người. Trong lúc thánh Phanxicô đã viết thư cho người, có lời: "Tôi bằng lòng để anh dạy khoa thần học thánh cho anh em, miễn là đừng vì học vấn mà anh em dập tắt tinh thần suy niệm thánhvà lòng sốt mến như đã chép trong luật dòng. "Thánh Antôn đã dạy ở Bologna Theo Phụ Lục Thủ Bản Lucerne, Truyện Benignitas và Sách Các Phép Lạ, người còn dạy ở Montpellier. Nếu tin được Barthélémy de pise, thì người còn dạy ở Toulouse nữa. Anh này thêm, người còn dạy ở Pađôva, nhưng không ai tin. 

Ở Rimini người đã làm cho nhiều người lạc giáo [36] trở về với đức tin công giáo, trong số có một người, tên là Bononillo, đã 30 năm mù quáng trong tối tăm lầm lạc hiểm nguy, được thánh nhân đem về ánh sáng chân lý, biết tuân giữ giới răn của Giáo Hội hoàn toàn cho đến mãn đời.

Nói đến danh tiếng của thánh Antôn về khoa thuyết giảng, tưởng nên nhắc đến, lần kia, ở miền Provence, tại Arles, vào dịp Anh Em họp Tu Nghị tỉnh dòng. Thánh nhân đang giảng dịu dàng sốt mến về tấm bảng treo trên Thánh Giá, đề chữ: Giêsu Nazareth Vua dân Do Thái, Cha thánh Phanxicô của người, lúc ấy còn sống, nhưng ở nước Ý, một nơi rất xa chỗ đó, đã hiện ra, để minh chứng cho lời người. Cha thánh đứng tại cửa, lơ lững giữa quãng không, tay giang ra theo hình Thánh Giá và chúc phước lành cho Anh Em.

Chắc hẳn như chúng ta nghĩ, Thiên Chúa toàn năng xưa đã cho phép vị giám mục thánh của Người, ở Front, đến dự lễ an táng bà Martha, vị thánh nữ hiển vinh đã tiếp rước Chúa Giêsu vào nhà đãi đàng ăn uống, để tỏ lòng kính mến người phụ nữ đạo đức này [37] , Thiên Chúa cũng đã muốn cho người cầm cờ hiệu của Đức Kitô, là thánh Phanxicô, tham dự giờ giảng của thánh Antôn, vị tiền hô đích thực của người, để tán thành chân lý
 36) Giáo phái Cathares, đối đầu đáng sợ nhất của Giáo Hội ở miền Bắc nước Ý và miền Nam nước Pháp.
  37) Giám mục Maximin (?) 
người giảng và đặc biệt những chân lý liên quan đến thập giá Đức Kitô, mà thánh Phanxicô là người chủ trì và phục vụ. Thật là thích hợp, khi thánh Phanxicô đến chứng cho Antôn, là người anh em từ buổi đầu nhập dòng đã ao ước và còn ao ước thiết tha được chia sẻ khổ hình thập giá, giờ đây người đang tiết lộ các mầu nhiệm và các mầu nhiệm thẩm sâu nhất của cuộc khổ nạn. Phép lạ này đã được tu sĩ Monaldo, một người rất nhân đức, nói cho biết, anh là nhân chứng mất thấy tai nghe. Phép lạ này cũng đã được chính Cha Thánh Phanxicô công khai xác nhận [38].

Khi giảng cho dân chúng, người thường tiên báo những gì sẽ xảy đến lúc giảng. Một hôm, lúc người giảng ở Saint-Junien thuộc giáo phận Limoges, số thính giả đông quá, nhà thờ không đủ chỗ, người của Chúa và đám đông phải đi ra một quãng trường rộng. Người ta dựng một bục gỗ cao để người đứng lên. Người nói ngay: "Tôi biết kẻ thù của chúng ta sắp dở trò ma quái để quấy rối chúng ta, nhưng anh em đừng sợ, sẽ không ai bị thiệt hại". Một lát sau, bục gỗ trên đó người đứng sụp đổ và đúng, mọi người đều ngạc nhiên, không ai bị hại kể cả người. 
38) Truyện này là một trong các mẫu truyện được công nhận là xác thực hơn hết trong tiểu sử thánh Antôn.Truyện được chép trong Đệ Nhất Truyện của Celano và trong Đại Truyện của thánh Bonaventura. Nhưng Jean Rigauld cũng như Celano nói thánh Phanxicô đứng ở cửa, còn thánh Bonaventura nói thánh Phanxicô tham dự tu nghị. Theo Benvenuti, tại Tu nghị này thánh Antôn được cử giữ chức Phục Vụ hạt Dòng Limousin và người đã giữ chức này một năm. Ngay sau khi lễ Phục Sinh, người đi Assisi tham dự Tổng Tu Nghị 30-5-1227, ở đó  người được cử giữ chứcTỉnh Phục Vụ Tỉnh Dòng Romagna. Người giữ chức này cho đến Tổng Tu Nghị 26-5-1230. Sau đó người được giải nhiệm để chuyên môn đi giảng. Các tính toán ngày tháng này đáng chúng ta lưu ý, nhưng không làm cho chúng ta tuyệt đối xác tín. Không một bản văn cổ nào nói thánh Antôn được cử giữ chức Phục Vụ Hạt Dòng Limousin tại Tu Nghị Arles. Có thể người đã giữ chức vụ đó trước rồi, trước khi đến tham dự Tu Nghị này, đàng khác chúng ta không rõ ngày tháng Tu Nghị này họp. Chúng ta cũng không có tài liệu nói thánh Antôn đã hiện diện ở Tổng Tu Nghị 1227.


Thính giả cùng thêm kính phục người của Chúa. Họ thấy người có thần trí tiên tri, và sau khi đã sửa chữa cái bục, họ càng chăm chú nghe người giảng hơn.

Các Anh em đáng tin cậy kể cho tôi nghe, một hôm, giảng ở Bourges, một Hội đồng giám mục, thánh nhắm thẳng vào một vị Tổng giám mục và nói mạnh: "Tôi thưa với chính ngài, ngài đội mũ nhọn" [39] rồi thánh nhân trách cứ một vài sai sót đang đè nặng trên lương tâm vị tổng giám mục, người vẫn nói mạnh như trước. Người dẫn những đoạn Kinh Thánh rõ ràng thích hợp, đến độ vị tổng giám mục xúc động, hối hận, ứa nước mắt, lòng đạo của ngài bùng lên không còn như trước. Hội đồng bế mạc, ngài kéo riêng thánh Antôn, khiêm nhường bày tỏ hết cho thánh nhân nỗi khổ tâm của ngài. Từ đó ngài ủng hộ Anh em hơn, phục vụ Chúa hơn và chu toàn nhiệm vụ của ngài tận tuỵ hăng hái.

Nếu thỉnh thoảng loài người có lý trí khinh thị lời của thánh Antôn, thì Chúa lại dùng loài vật không có lý trí để qua các phép lạ và các sự kiện phi thường tỏ ra lời của thánh nhân rất đáng nghe theo. Một hôm, ở gần Pađôva, người lạc giáo chê cười nhạo báng lời giảng của thánh nhân. Người đi ra bờ sông gần đó. Người nói với họ và nói lớn tiếng để đám đông cùng nghe: "Vì các anh tỏ ra không xứng đáng nghe lời Chúa, tôi sẽ giảng cho cá, kể cả các ân huệ để hạ lòng cứng tin của các anh cho ai cũng nhìn thấy". Rồi hùng hồn người lên tiếng giảng cho cá, kể các ân huệ Chúa đã ban cho cá: Chúa đã dựng nên cá, 
39) "Tibi loquar cornute" ám chỉ cái mũ giám mục có hình nhọn, ta thường gọi là mũ cà cuống. Vị Tổng giám mục này là Simon de Sully, nhưng không thể biết được các "Sai sót đè nặng lương tâm ngài" là những sai sót gì. Có nhà phê bình căn cứ vào câu: "Từ đó ngài ủng hộ anh em hơn", mà chủ trương rằng ngài đã không ưa và công kích dòng Anh Em Hèn Mọn. Nhưng thánh Antôn đâu đến nỗi vùng về đến độ dùng dịp một cuộc Hội đồng giám mục để công khai trách cứ một tổng giám mục, chỉ vì một vấn đề hoàn toàn nội bộ. Truyện này cũng được Sách Các Phép Lạ kể và kể nguyên văn.

Chúa đã ban cho cá dòng nước trong, cá tự do vùng vẫy, Chúa dựng nuôi cá, cá không phải làm việc. Để nghe giảng cá tập trung thành đàn, lội đến gần thánh nhân, ngoi đầu lên khỏi nước, đưa mắt nhìn người, miệng há ra, và bao lâu thánh nhân còn giảng, cá cứ chăm chú nghe, như những con vật có trí khôn. Cá chỉ rút lui sau khi đã lãnh phép lành của thánh nhân. Đấng đã cho chim trời chăm chú nghe bài giảng của thánh Phanxicô cha chúng ta, đã tập họp cá lại và làm cho cá chăm chú nghe bài giảng của thánh Antôn , con cái thánh Phanxicô [40]

Trong một truyện tập các phép lạ của thánh Antôn, tôi đã gặp cùng với truyện trên đây, một truyện khác. Không thể không kể lại. Lời giảng cũng như lời khuyên của thánh Antôn đã không thuyết phục được một người lạc giáo hư hỏng, xảo quyệt đã không làm cho người ấy tin vào sự hiện diện của Thánh Thể dưới hình bánh rượu trong nhiệm tích bàn thờ. Ông từ chối, không chấp nhận chân lý của
40) Bài giảng cho cá của thánh Antôn là một mẫu truyện song song với bài giảng cho chim của thánh Phanxicô, nhưng quả thật nhợt nhạt. Cũng một tư tưởng được diện tả: Tạo vật không có lý trí cũng phải như loài người cảm tạ Đấng Tạo Hoá vì những ân huệ người ban. Nhưng chủ đích hay bài giảng khác nhau: Thánh Antôn muốn làm cho người lạc giáo bẽ bàng, thánh Phanxicô khởi hứng do lòng yêu mến tạo vật. Thánh Antôn nói, ngụ ý "cho đám đông cùng nghe". Thánh phanxicô "bỏ các bạn đồng hành trên đường đi, bước xuống đám ruộng với bầy chim". - Truyện thánh Antôn giảng cho cá cũng được Truyện Florentina kể, nhưng vắn tắt hơn. Nếu Truyện Florentina thực sự được viết về thế kỷ 13, thì chúng ta có một xác nhận cổ nhất vè phép lạ này. Dù sao vấn đề cũng chưa được giải quyết xác đáng. - Sách Các Phép Lạ cũng kể, nhưng kể theo văn bản của sách Hành Vi, không kể theo văn bản của Jean Rigauld. - Đã có khác nhau về địa điểm: Jean Rigauld nói gần Pađôva, như thế co sông sẽ là Erenta. Sách Hành Vi nói ở Rimini, con sông sẽ là Marecchia. Tuy Jean Rigauld có uy tín, nhưng các nhà phê bình hiện đại đều đồng ý nói là ở Rimini, vì ở đó có một nhà nguyện xây cất kỷ niệm phép lạ và có lẽ xây cất từ năm 1569, vì đã có truyền thống lâu đời nói thế và vì Jean Rigauld có thể lầm lẫn khi kể một truyện xảy ra xa xôi ở bên tận nước Ý. Dù sao vấn đề vẫn không được quả quyết tuyệt đối. - Có người chủ trương đơn giản: Đã có hai lần giảng cho cá, một lần ở Rimini, một lần ở "Lombardia, gần một con sông".

 bí tích. Ông không có đức tin. Ông chỉ theo giác quan. Ông không thấy một thay đổi nào nơi hình bánh rượu, tuy đã có lời chững của Đấng là Chân Lý, Đấng không thể nói dối, Đấng đã phán: "Này là mình Thầy, lời chứng đủ để tin đối với tâm hồn đạo đức chân thành [41] .

Thương ông vì thấy ông không tin, vị Cha thánh thiện, hăng say nồng nhiệt đối với các linh hồn đã nói với ông: "Nếu con ngựa ông thường cỡi thờ lạy Chúa Kitô thực sự hiện diện trong hình bánh, ông có tin chân lý của bí tích Chúa, là điều giáo hội tin không? "Bị lòng cứng tin và ác tâm chi phối, ông lạc giáo đáp:"Suốt hai ngày tôi sẽ không cho con ngựa tôi ăn. Đến ngày thứ ba, tôi sẽ dắt nó ra chỗ công cộng. Phía tôi, tôi đưa lúa mạch cho con vật đói. Phía anh, anh đưa bánh mà anh cho rằng trong đó có Thân Thể Chúa Kitô. Nếu con ngựa đói quì gối xuống trước Thánh Thể Chúa Kitô, không màng đến lúa mạch, tôi sẽ tuyên xưng với miệng lưỡi và lòng trí tôi chân lý của Bí Tích." Vị cha thánh thiện nhận sự thách thức của người lạc giáo, tuy nhiên người nói thêm rằng, nếu ngày thứ ba, con ngựa không quì gối thờ lạy Thánh Thể Chúa Kitô, đó là do tội lỗi của con người, không được nói nguyên nhân là do chân lý của Bí Tích.
 41) Jean Rigauld nói đến một tuyển tập, như vậy tác giả đã không kể theo khẩu truyền. Chỉ tiếc tác giả không nói đến tuyển tập ấy. Truyện Florentina và tất cả các bản văn cổ khác đều không nói đến. Jean Rigauld là người đầu tiên nói đén phép lạ này nhưng lại không nói xảy ra ở đâu, có lẽ vì truyện tập không nói. Nhưng chắc hẳn không phải ở Pháp cũng không phải ở Toulouse như Truyện Benignitas và Sách Các Phép Lạ đã nói, cũng không phải ở Bourges nhue sử gia Wadding nói, căn cứ vào một bài thơ ngắn bằng tiếng Pháp sáng tác đầu thế kỷ 16. - Nếu một phép lạ ngoạn mục như thế đã xảy ra ở Pháp, hẳn Jean Rigauld đã trực tiếp nghe nói đến - Barthélémy de Pise nói tên người lạc giáo là Bonillo, phép lạ xảy ra ở Rimini, và người lạc giáo này bảo sẽ cho con lừa của ông ăn Mình Thánh như ông đã quen làm. Tuy Barthélémy de Pise giàu tưởng tượng và không có uy tín lịch sử nhưng các nhà phê bình đã muốn gã theo và cho là phép lạ xảy ra ở Rimini, vì ở đó, từ thế kỷ 15, có lẽ từ năm 1477, đã có một nhà nguyện bát giác được cất lên để lưu niệm phép lạ này - Ít có sự việc trong cuộc đời thánh Antôn được các nhà điêu khắc và họa sĩ ưa trình bày như phép lạ này. Ở vương cung thánh đường Thánh Antôn tại Pađôva có hình chạm nổi rất đẹp, do Donatello, nhưng hậu cảnh laị ở trong một nhà thờ.

Giao hẹn được thực thi, con ngựa bị giam đói, ngày thứ ba được dắt tới chỗ công cộng. Một bên, người lạc giáo đưa lúa mạch cho nó. Trước mặt nó, thánh Antôn cung kính nâng một bình thánh trong đó có bảo chứng sự cứu rỗi của chúng ta, nghĩa là Thánh Thể của Chúa Kitô. Đám người đến xem rất đông. Con ngựa được thả tự do muốn đi đâu tuỳ ý. Đã không do dự và như có lý trí, nó bước về phía Thánh Thể, cung kính quì gối xuống trước thánh nhân, tay đang cầm thánh thể. Nó chỉ đứng lên khi thánh nhân cho phép. Chứng kiến phép lạ này, người lạc giáo được giải thoát khỏi tối tăm lầm lạc. Thật bẽ bàng lòng cứng tin của loài người trước Bí Tích vĩ đại, khi một con vật chỉ nghe theo giác quan, biết cung kính thờ lạy!

Thánh Antôn đi giảng khắp nơi. Chúa đã hoạt động với người và dùng các phép lạ kèm theo lời nói để xác nhận những gì người giảng.

Một hôm, ở Limouges, người tập trung dân chúng để tham dự một buổi thuyết giảng long trọng. Thính giả kéo đến đông đảo. Không một nhà thờ nào đủ rộng để có chỗ cho hết mọi người, thánh nhân dẫn đám đông ra một chỗ rộng rãi, mọi người có thể ngồi thoải mái và lặng lẽ nghe Lời Chúa. Chỗ ấy có tên là Le Creux des Arens, nơi ngày xưa có các đền miếu lương dân. Khi đám đông vô số kia đã tập trung lại và người của Chúa bắt đầu gieo hạt giống Lời Chúa, bỗng, vào lúc thính giả chăm chú nghe nhất, sấm lên tiếng rầm, chớp loé ngang dọc, trời sắp đổ mưa. Dân chúng sợ cơn dông, muốn nhượng bộ cho sợ hãi và rục rịch ra về. Thánh nhân trấn an họ và bình tĩnh nói: 'Anh em đừng sợ, cứ ngồi yên, cứ tiếp tục nghe Lời Chúa, tôi tin chắc rằng Đấng chúng ta trông cậy không bao giờ luống công, sẽ không cho phép mưa ướt anh em."

Mọi người làm theo lời thánh nhân, và Chúa, Đấng trữ nước trên mây, đã giữ nước lại trên thính giả. Mưa như trút xuống phần đất còn lại của thành phố, nhưng như thánh nhân đã nói trước, không có một giọt nào rơi xuống trên đám đông. Đám đông cứ chăm chú nghe những lời giảng dạy thiêng liêng. Lời thần linh từ trơì rơi nhẹ xuống trên đám đong như sương thiêng và dùng phép lạ để bảo vệ khỏi ướt át do mưa dưới đất. Đấng xưa đã muốn tấm lông cừu của ông Gédéon ướt đẫm sương trời, khi đất chung quanh vẫn khô ráo, nay cũng thế, thể theo lời của thánh Antôn, tôi tớ trung tín của người cầu xin, đã muốn rằng dưới cơn mưa tầm tã, nơi dân chúng đang nghe lời giảng của thánh nhân, mọi người khỏi bị ướt át, để làm sáng tỏ hai quyền năng lời nói và quyền năng lời cầu của thánh nhân.

Người của Chúa cứ tiếp tục giảng, đúng thời gian đã định và đám đông cứ nghe người chăm chú. Giảng xong, thính giả thấy khắp nơi đất ướt hết, còn chỗ họ ngồi nghe, không một giọt nước nào rơi xuống. Họ ngợi khen quyền năng cao cả của Chúa biểu lộ rất lạ lùng nơi các thánh của Người. Hồi tôi mới vào dòng Anh Em Hèn Mọn, nhiều anh em còn sống, trước có tham dự buổi giảng ấy, kể lại, anh em còn kể lại cả đề tài bài giảng. Truyện anh em kể đáng tin về mọi phương diện, vì các anh em ấy làm chứng những điều mắt thắy tai nghe [42].
 42) Đây là bản văn thứ nhất được biết, kể về phép lạ này. Sách Các Phép Lạ kể theo. Bernard de Guy cũng kể theo và có sử chữa ít mhiều. Barthélémy de Pise nói xảy ra ở Bourges và không nói gì đến Le Creux dé Arènes (Fovea de Arenis: thung lũng đấu trường). Anh nói đã nghe một anh em kể, người anh em này đã thấy phép lạ được khắc trên đá trong Vương Cung Thánh đường ở Bourges.
Lời giảng của Thánh Antôn đem hoa trái đến khắp nơi, chúng ta không thể kể hết, khi nhìn lại hoa trái lời giảng của người đã thu hoạch được trong một năm và trong một thành phố [43].

Năm 1230, năm Tu Nghị họp ở Assisi và có cuộc cải táng di hài thánh Phanxicô cha chúng ta, năm trước năm Thiên Chúa đã định để chấm dứt cuộc đời thánh Antôn, bạn trung thành của Chúa, thánh nhân được hoàn toàn giải nhiệm công việc lãnh đạo anh em, được tự do đi giảng đó đây tuỳ người muốn [44].
 43) Điều chắc chắn là thánh Antôn đã ở thành phố Limoges năm 1226
  44) Theo Phụ Lục Thủ Bản Lucerne và Truyện Benignitas, thánh Antôn đã giữ chức vụ Tỉnh Phục Vụ Tỉnh Dòng Româgn. Sự kiện này không còn có thể hồ nghi, nhất là sau khi đã khám phá ra tại Thư Viện Thánh Antôn tại Padova một bài giảng, giảng vào giữa những năm 1263 và 1281, do một anh em tên là Luca. Bài giảng khẳng định sự kiện này rõ ràng. 

Trước đó rất lâu người đã soạn các bài giảng để giảng ngày Chúa nhật. Hồng Y giáo phận Ostia hồi ấy đã yêu cầu người soạn thêm các bài giảng tán dương chư thánh. Để làm việc này người chọn thành phố Padova, nơi dân chúng trước đã có lòng quyến luyến người [45].

Những ngày ở đây, người dành riêng cho việc chuyên cần giảng dạy. Dân chúng nô nức tới nghe đông đảo, phải tổ chức giảng mỗi ngày ở một nhà thờ khác nhau. Nhưng không bao lâu sau nhà thờ cũng chật ních, không đủ chỗ cho con số quá đông, thánh nhân phải ra tổ chức giảng ngoài các cánh đồng rộng lân cận. Dân chúng và giới giáo sĩ họp lại, người các thành phố và các thôn xóm lân cận đó tuôn đến, mỗi người cố dành trước một chỗ nơi người sắp giảng. Có người dọn hàng bán, nhưng họ đợi người giảng xong mới bắt đầu bán. Người ta thấy hận thù được hoà giải, người bị giam lâu ngày được trả tự do, của trộm cướp và tiền cho vay nặng lãi được đền bồi [46] nợ nần và tiền chuộc hoàn trả, gái giang hồ hoàn lương.
45) Đã có khác biệt giữa hai bản văn của Truyện Một  và của jean Rigauld. Jean Rigauld chỉ nói các bài giảng Chúa nhật được soạn trước, không nói ở đâu. Truyện Một nói rõ là ở Pađôva. - Các bài giảng Chư Thánh, Jean Rigauld nói là để tán dương Chư Thánh. Truyện Một nói là các ngày lễ Chư Thánh, đã được soạn tại Pađôva, mùa đông năm 1230- 1231, năm trước thánh nhân qua đời. - Các nhà phê bình hiện đại đều đồng ý rằng: tất cả những soạn phẩm gán cho thánh Antôn ngoài hai sưu tập này, đều không thực sự là của người. Các bài giảng của người hiện nay đã được xuất bản.
 - Theo Truyện Benignitas, và đây là điều tin được, thánh Antôn đã giảng bằng tiếng Ý.
  46)Có thể so sánh đoạn văn này với đoạn văn của một tu sĩ Đaminh, đồng thời với thánh Antôn, tên là Barthélémy de Trente: "antôn giảng cho dân Pađôva và đã đưa nhiều người cho vay nặng lãi đến bồi thiệt hại, ở đó người đã giảng nhiều bài rất hay. "Tu sĩ nói thêm rằng đã biết thánh nhân nhiều. - Về những người tù tội được tha, có một khoản luật của Pađôva, được ban hành ngày 15-3-1231, do lời yêu cầu của thánh nhân. Theo khoản luật này các tù nhân thiếu nợ được trả tụe do với điều kiện đem gia sản gán cho chủ nợ

Năm 1292, có người kia đã cao niên, kể cho một Anh Em Hèn Mọn nghe rằng ông đã thấy thánh Antôn, hồi ông còn là tướng cướp. ông gia nhập một nhóm Lục Lâm 12 tên trong rừng chuyên cướp giật khách bộ hành. Nghe nói đến tài danh giảng dạy của thánh Antôn, cả nhóm định một ngày kia trá hình xuống núi nghe thánh Antôn giảng một lần. Các anh cướp không tin những người cho rằng lời nói của thánh nhân có quyền lực và lúc giảng người như bó đuốc cháy bừng hay như một ông Êlia mới. Một hôm, lúc người giảng các anh cướp lần tới. Vừa nghe mấy lời từ miệng nóng hổi của thánh nhân nói ra, các anh thấy lương tâm xao xuyến dày vò và lòng xúc động thống hối.

Sau bài giảng, các anh đến xưng tội, kể hết các tội đại gian ác. Như người cha nhân từ, thánh nhân nghe từng anh một và ra cho mỗi anh mỗi việc đền tội hữu ích. Người cấm không được vì lý do gì tái phạm các điều gian ác cũ. Người hứa niềm vui cuộc sống muôn đời nếu họ cải thiện hoá. Người cũng doạ hình phạt khủng khiếp nêu họ không bỏ đường tội ác. Ông già kể thêm: Có vài anh trở lại con đường gian ác đã quen, nên không lâu về sau đã bị cực hình, chết ô nhục, như thánh nhân dặn trước. Còn mấy anh kiên trì đều được ơn Chúa chết bình an. Riêng ông, thánh nhân bắt đền tội, phải hành hương 12 lần kính viếng mộ các Tông đồ. Từ Rôma trở về, chuyến hành hương thứ 12 trên đường, ông vừa khóc, vừa kể truyện này cho người Anh Em nghe. Ông nóng lòng chờ đợi lời hứa của thánh nhân, lời hứa được hưởng niềm vui cuộc sống đời vĩnh cửu, sau khi ông bỏ cuộc đời bất lương và làm lại cuộc đời.

Các việc lạ này cũng như các việc lạ khác tương tự đã đồn đại tài danh giảng dạy của thánh nhân đi xa. Dân chúng rất kính mến người. Ai cũng cố chạm tới người lúc người đi qua. Thường người cũng bị chen lấn, nếu không sẵn một số thanh niên lực lượng đi kèm hộ vệ. Dân chúng tin tưởng người, ai cắt được một mảnh áo người, người đó hân hạnh như được giữ một di tích thánh nhân đặc biệt. Dân chúng lắng nghe những lời dịu dàng, đạo đức, thánh thiện của ngài, im phăng phắc, dù con số lên tới 30 ngàn hay đông hơn, con ruồi bay qua cũng nghe được.

Hồi thánh Bonaventura giữ chức Tổng Phục Vụ, chưa được Đức Grêgôriô X phong làm Hồng Y Giám Mục ở Albanô, đã có tổ chức cải táng thi hài thánh nhân, trước sự hiện diện của thánh Bonaventura. Người ta thấy cái lưỡi của thánh Antôn, cái lưỡi trước đã phổ biến chân lý khắp nơi và tuyên bố lời phán xét của chân lý, cái lưỡi vẫn tươi, vẫn đẹp, vẫn hồng hào như lúc thi hài được an táng. Thay thế, thánh Bonaventura hoan hỉ, cầm lấy giơ ra cho mọi người tham dự xem. Ngài nói cái lưỡi còn nguyên lành như vậy là để chứng minh người của Chúa đã giảng dạy thế nào lúc còn sống [47].

Lạy thánh Antôn, nhà thuyết giáo diễm phúc! Người đã dùng lời nói việc làm để giảng khuyên mọi người không trừ ai. Thánh Phanxicô đã hiện ra minh chứng lời giảng của người.
 47) Cuộc cải táng này được tổ chức ngày 8-4-1265. Đã có nhiều cuộc cải táng, tuỳ từng giai đoạn xây cất tại Vương Cung Thánh Đường thánh Antôn tại Padova. Cuộc cải táng nói trên là cuộc thứ nhất. - Truyện về cái lưỡi còn y nguyên này do jean Rigauld kể, cũng được Truyện Raymondina Phụ Lục Thủ Bản Lucerne, Truyện Một và Sách Các Phép Lạ kể. - Đây là nguyên vănlời của thánh Bovaventura thốt lên: "Lưỡi diễm phúc,lưỡi đã luôn ca ngợi Chúa và làm cho người khác ca ngợi Chúa! Bây giờ người ta mới thấy rõ công nghiệp của lưỡi như thế nào trước mặt Chúa."

Mây đã được giữ lại trên thính giả và mưa đã rơi xuống chỗ khác. Trái tim người tội lỗi chai đá cũng mềm ra do lời người [48]
Và sau khi qua đời, lưỡi của người vẫn làm chứng cho chân lý.
 48) Thánh Antôn đã không hoán cải được bạo chúa Ezzelinô III da Romanô ở Verone, khi người đến trách cứ tội ác của ông, bắt ông dẹp lòng hống hách và ăn năn thống hối, ít ra như lời kể của Truyện Benignitas, Phụ Lục Thủ Bản Lucerne và Sách Các Phép Lạ. Sự thực khác hẳn: thánh antôn đến Verono, với mục đích xin trả tự do cho bá tước Richard de San Bonìaciô, lãnh tụ đảng ủng hộ Giáo hoàng ở Lombardia, bị giam giữ từ tháng 4-1230, nhưng thánh nhân đã hoàn toàn thất bại, theo lời xác nhận của niên Sử do Rolandino, chưởng khế ở Padova, soạn vào năm 1260, cũng như một Niên Sử đồng thời. Rolandino nhắc nhở đến thánh Antôn vắn tắt, nhưng đá là tư liệu rất quí. Ông nói vào cuối năm 1229 thánh antôn đến ở luôn tại Padova. Ông tường thuật sơ lược các cuộc giảng dạy của người, và kể rằng sau vụ đến gặp Ezzelino, thánh nhân rút lui vào cảnh thanh vắng ở Composampỉeo để suy niệm Thánh Kinh.

CHƯƠNG IX

NGƯỜI QUA ĐỜI
VÀ ĐƯỢC GHI TÊN VÀO SỔ CÁC THÁNH

Gần ngày qua khỏi đời này để về với Chúa Cha, gần ngày được rời thân thể để về với Đức kitô như lòng mong ước, thánh Antôn linh cảm người sắp thở hơi cuối cùng, sắp được hưởng vinh quang trên trời. Những gì nói sau đây minh chứng điều ấy. Một hôm, trên đỉnh đồi cao, nhìn xuống ngắm cảnh Pađôva giữa cánh đồng bát ngát bao quanh, tâm hồn người dâng cao, người khen vẽ đẹp của thành phố và nói với anh bạn rằng thành phố sắp được vẻ vang: ý người muốn nói đến cái chết diễm phúc và cuộc lễ an táng của người, và di hài người, như kho báu, sẽ lôi cuốn đến Padova đông đảo khách hành hương. Các phép lạ phi thường luôn sẽ là vinh quang của thành phố.

Gặp vụ mùa, dân chúng bận gặt hái, người tạm nghỉ việc giảng dạy, tìm một nơi thanh vắng, để xa lánh cảnh ồn ào của thành phố một thời gian ngắn. Người đến một nơi gần đó, có tên là Camposampiero, để nghị ngơi và hướng tâm hồn lên trời. Nơi đây có nhà dòng Anh Em Hèn Mọn. Một người sắp về với Chúa Cha, sắp được thánh Phêrô mở cửa thiên đàng đón vào, lại đến an dưỡng tâm hồn giữa cánh đồng có tên là Cánh Đồng Thánh Phêrô, như thế quả là thích hợp. Anh em cất cho người một túp lều trên một đỉnh cao, để người được gần trời, trước lúc linh hồn bay lên giữa thiên thần trên trời [49]
 49) Truyện Một và Julien de Spire tường thuật chi tiết Truyện Một tường thuật hơn, đại khái: Camposampiero là lãnh thổ của một nhà quí tộc, tên là Tiso rất quí mến thánh Antôn, thường tiếp đãi người nồng hậu. Gần nhà dòng Anh Em Hèn Mọn, ôngcó một cánh rừng, trong rừng có một cây đào cổ thụ, rất cao, cành lá um tùm. Một hôm, thánh Antôn ngắm cây khen đẹp, và ao ước có một cái chòi cất trên cành cây, để được thanh vắng suy niệm.
 
Người ở trên túp lều chuyên tâm chiêm ngắm. Lúc suy niệm xuất thần, người thân mật tiếp xúc với ca đoàn trên trời, với các phẩm trật thiên thần. Một hôm, lúc xuống dùng bữa với anh em người bỗng bị cảm. Bệnh càng lúc càng nặng. Người yêu cầu đưa người về Pađôva, để tránh gánh nặng cho anh em ở đây nghèo nàn thiếu thốn. Buộc lòng, anh em đặt người Cha thánh thiện lên một chiếc xe bò và ứa nước mắt tiễn người đi.

Đến gần Pađôva, có một anh em trên đường đến thăm người, gặp người và đưa ra một đề xuất hợp lý. Anh khuyên không nên đưa người về tu viện trong thành phố vì đường phố đông người ồn ào. Anh em nghe theo, đưa người đến một nhà dòng nhỏ, nơi anh em ở để bảo đảm các bí tích giúp các bà Nghèo dòng thánh Clara [50]. Thời gian điều dưỡng nơi đây, sức khoẻ người xuống nhiều, nhưng tâm hồn phấn khởi. Bệnh trở nặng. Có triệu chứng đã đến ngày cuối cùng, ngày vẻ vang mơ ước.
 Ông Tiso tự tay cất cái chòi cho người, "và đó là nơi ở cuối cùng của người ở trần gian", người lên đó gần trời hơn.- Roladino cũng kể truyện cất cái chòi trên cây hanh đào.
- Đề tài "Thánh Antôn ở trên cây hanh đào" cũng được nghệ thuật nước Ý diễn tả. Có lúc rất ngộ nghĩnh: thay vì cái chòi, là một cái ghế, đăth giữa chạng ba cành cây, thánh Antôn ngồi giữa cành lá um tùm, giảng cho dân chúng đứng nghe dưới gốc cây. Bức hoạ ở nhà nguyện Camposampiero là do Bonifacia II de Verone. - Sách Các Phép Lạ kể thêm: Thánh Antôn xin phép Tỉnh Phục Vụ cho phép đi ẩn tu một nơi thanh vắng, nhưng người vô ý để mất lá thư xin phép. Người nghĩ như thế là do ý Chúa không muốn. Sau bỗng có thư trả lời. Tỉnh Phục Vụ đồng ý. Thư đến đã phải qua một thời gian như đã có thư đi. Người ta "có lý để nghĩ rằng" thư đã được thiên thần mang đi.
  [1]) Đan viện này tên là Cella, nay gọi là Arcella, ở Capo di Ponts (Đầu Cầu), một khu xóm ngoại ô Pađôva.  
Người xưng tội và rước Thánh Thể, mong của ăn đàng thêm sức trong chuyến đi thánh. Sau đó người sốt sắng cất tiếng đọc bài thánh thi ca ngợi khen Mẹ diễm phúc của người: "Lạy Bà vinh quang, Bà đã được nâng cao trên các vì sao." [51]. Người xin Mẹ đến giúp đỡ người. Ngươì xin Mẹ, là cửa trời sáng chói, mở cửa thiên đàng cho người. Hạnh phúc thay vị thánh, đã từng có lòng kính mến Đức Mẹ, hồi thơ ấu đã cắp sách tới học trong nhà thờ Đức Mẹ, lớn lên đã được Đức Mẹ bảo vệ khỏi nanh vuốt ma quỉ, giờ đây lại cũng được chính Đức Mẹ dẫn về lãnh phần thưởng trên trời.

Người ngước mắt lên, nhìn trời một lúc như tìm tòi chăm chú. Anh em quây quần chung quanh hỏi người đã thấy gì. Người đáp: "Tôi thấy Chúa tôi". Hạnh phúc thay đầy tớ Chúa, còn sống đã được thấy Chúa! Được thấy Chúa, nên người nói: "Tôi chết vui vẻ, vì tôi đã được thấy tôn nhan Chúa." Quả thực, người đã được thấy Chúa, diện đối diện, và linh hồn người đã được cứu độ.

Sau khi đã lãnh bí tích Sức dầu do một tay Anh Em ban [52] , sau khi hát xong thánh vịnh đền tội, người hiệp thông với công dân trên trời, an nghỉ trong Chúa như người ngủ giấc nhẹ nhàng. Linh hồn thánh thiện của người lìa khỏi thân thể, được đón vào niềm vui của Chủ người, dưới sự hướng dẫn của Đức Giêsu. Người qua đời ngày 
51) Thánh thi kinh Sáng Đức Mẹ: O gloriosa Donina.
                                                        Excella super sidera.
Sau Đức Urbanô VIII đổi lại: O gloriosa Viginum
                                                 Sublimis inter sidera.
  52) Truyện Một kể khác và đã gây nhiều tranh luận: Thấy một Anh em chuẩn bị ban bí tích sức dầu, người nói: "Bí tích xức dầu vẫn hữu ích đối với tôi và làm tôi vui lòng". Thủ Bản 74 Thư Viện Pađôva không có câu này. Trái lại các Thủ Bản khác đều có, nhất là trong sách Đối thoại về Huấn nghiệp của các thánh dòng Anh Em Hèn Mọn, nên có thể coi như có thực.


thứ sáu, cùng một ngày như Đức Kitô, để nên giống Đức Kitô, sau khi đã mong ước được như thế trong đêm tối trần gian với lòng khát khao được tử đạo. Năm 1231 người đã qua khỏi chốn lưu đày để về chỗ ở trên thiên đàng. Anh em tại chỗ rất buồn! Nghe báo tin, các Bà Nghèo cũng khóc. Vui mừng khi thấy thánh Antôn về nước trên trời, là có lòng đạo đức. Than khóc một người đã từng lôi kéo nhiều người tội lỗi ra khỏi sự dữ, cũng là có lòng đạo đức. [53]

Anh em dự định không loan tin ngay người đã qua đời. Biết dân chúng sùng kính người, anh em sợ họ kéo đến tràn ngập, gây nhiều phiền phức. Nhưng Chúa đã lạ lùng tiết lộ sự kiện anh em muốn dấu lín. Lúc chưa ai hay thánh nhân đã qua đời, trừ những người tai chỗ, bỗng có từng đoàn em bé ngây thơ, tung tăng khắp các ngã đường thành phố, vừa chạy vừa reo: "Cha thánh đã qua đời! Thánh Antôn đã qua đời!" Đấng xưa đã vào thành Giêrusalem gây phấn khởi cho các em bé, nay cũng muốn dùng miệng các em bé loan tin thánh Antôn đã qua khỏi đời này để lên Giêrusalem trên trời.

Nghe tiếng reo các của em bé, dân thành phố náo động. Một đám người đông đảo chẳng mấy chốc đã tụ họp lại nơi tu viện có thi hài thánh nhân. Dân ở xóm Capodiponte gần đó, vũ trang kéo tới bảo vệ, sợ có người cướp mất thi hài. Nếu có người cướp sẽ chống cự. Nhưng vì thánh nhân đã có lời yêu cầu an táng người tại nhà thờ Đức Mẹ, nơi có tu viện Anh Em, nên tất cả các phường quận khác của thành phố đều đứng lên phản đối
53) Truyện Một không nững ghi dài dòng lời than khóc của các Bà Nghèo ở Arcella, lại còn trường thuật các cuộc thương lượng giữa các nữ tu này và các tư pháp viên thị trấn để giữ lại thi hài thánh nhân trong đan viện: "Chúng tôi đã không trômng thấy người lúc người còn sống, xin cho người được ở với chúng tôi khi đã chết." 

dân xóm Capodiponte [54].

Nửa đêm có chuyện bất thường xảy ra. Tôi không thể không kể lại. Những người muốn nhìn thấy thi hài thánh nhân, ba lần hò hét, xông vào, phá cửa nhà dòng. Nhưng họ bị đứng như chôn chân và mù con mắt hết thấy đường. Họ không vào được lần nào, mặc dầu cửa đã được phá toang. Suốt 4 ngày, người ta náo động xôn xao, thi hài không được chôn cất, binh lính phải canh giữ vòng trong vòng ngoài. Cuối cùng, đến ngày thứ tư, Đức Giám Mục Padova ra quyết định đưa thi hài về an táng tại tu viện Anh Em ở nhà thờ Đức Mẹ [55] 
   54)Tường thuật do Truyện Một có nhiều chi tiết hơn: Giám Mục Jacques Conrado đã can thiệp ngay, không đợi đến ngày thứ tư. Ngài họp Hội đồng cố vấn, nghe đôi bên khiếu nại. Ngài xử cho Anh Em tu viện Đức Mẹ thắng và yêu cầu thị trưởng ủng hộ. Nhưng dân Capodiponte nhóm họp, cương quyết hy sinh tánh mạng tài sản, không thể đem thi hài thánh nhân đi nơi khác. Nhân vì Anh Phục Vụ Tỉnh Dòng đi vắng, người ta quyết định đợi Anh về, trước lúc dùng biện pháp mạnh. Ban đêm, anh em ở Arcella đặt chướng ngại vật ngăn chặn, anh em có lý, nhưng chẳng ăn thua gì.
  55) Truyện Một kể tiếp: thì hài được tẩm liệm vào một quan tài bằng gỗ ngoài bọc đất. Nhân có tin đồn thi hài đã được chôn dấu, một cuộc náo loạn nữa lại xảy ra. Những người náo loạn kéo tới nhà donmgf, phá cửa và tìm quan tài. Họ gõ xem có thực thi hài còn trong đó không. - sau đó, Truyện Một tường thuật sự can thiệp của Anh Tỉnh Phục Vụ và của ông thị trưởng. Vị này cho lính tới canh thư viện và cấm dân chúng không ai được mang khí giới, trái lệnh sẽ bị phạt 100 đồng. Cuối cùng Truyện Một kể tóm tắt cuộc tranh luận diễn ra trước sự hiện diện của Đức Giám Mục, và hàng giáo sĩ do giám mục triệu tập. Truyện nhấn mạnh đến lý lẽ của Anh tỉnh Phục Vụ đưa ra: "Tu sĩ antôn đã chọn tu viện Thánh Maria làm nơi an nghỉ cuối cùng, nếu lời khấn vâng lời cấm tu sĩ lựa chọn như thế, thì bề trên tu sĩ có thể định đoạt thay tu sĩ."

Để tránh dân Capodiponte cướp giật, thị trưởng cho làm một cái cầu nổi, ghép bằng thuyền bắc qua sông, sợ lúc thi hài đi qua cầu đá, dân ở đấy chận đám tang, vì thấy thi hài thánh nhân rời khỏi xóm họ, trái ý họ. Nhưng cầu vừa bắc xong, dân ở đấy xông ra phá tan tành. Họ không sợ nguy hiểm. Họ liều mạng và liều tài sản, quyết không để lấy mất thi hài.

Thấy thế, Anh em sợ cả thành phố sẽ bị phá phách. Anh em cầu xin Chúa dẹp cuộc náo loạn này [56]Đấng đã muốn cho thánh nhân của Người được vẻ vang, Đấng đã cho phép như vậy để chứng tỏ lòng sùng kính của người dân đối với viên ngọc quí, chứ không phải đối với một cỗ quan tài,Người đã chấm dứt náo loạn, bằng cách đổi lòng dân Capodiponte.Họ thôi không chống lại lệnh của viên thị trưởng. Họ bỏ dự định của họ.
 56) Các Bà Nghèo nghĩ rằng sự can thiệp của các bà đã là nguyên nhân gây náo lọan,nên các bà sợ và khẩn khoản xin Chúa thương. Ông thị trưởng cho hô hào dân chúng tập họp teứơc sạnh đường rồi giữ dân Capodiponte náo loạn tại đó.
Khi náo loạn đã chấm dứt và tình hình đã ổn định giữa dân chúng,một cuộc kiệu được tổ chức. Đi đầu là Đức Giám Mục.các giáo sĩ, ông thị trưởng và toàn ban tư pháp thành phố,theo sau là một đoàn người đông đảo không thể đếm được,tay cầm đèn, miệng hát thánh ca.Thi hài thánh nhân được rước đến nhà dòng Anh Em cạnh nhà thờ Đức Mẹ.Hôm ấy là năm ngày sau, kể từ lúc thánh Antôn qua đời. Tuy mùa hè nóng nưc, thi hài thánh nhân đã không nặng mùi lại còn toả hương thơm, làm cho dân chúng chen nhau lại gần.

Thi hài thánh nhân được kính cẩn an táng trong nhà thờ Đức Mẹ. Như vậy thật là hợp lý.Con người đã được Đức Mẹ che chở khỏi bị ma quỉ bốm cổ chết vì đã chuyên việc giải tội và giảng dạy, con người đến giờ thở hơi cuối cùng đã kêu cầu Đức Mẹ giúp đỡ và xin Đức Mẹ mở cửa thiên đàng cho, con người
xứng đáng được an nghỉ tại trần gian trong nhà Đức Mẹ, khi linh hồn được hiệp thông với Đức Mẹ trên trời.

Từ hôm lễ an táng các phép lạ đã bắt đầu xảy ra: bệnh nhân sờ tay vào mộ người đều được lành như ý xin. Những việc lạ này gây phấn khởi không thể tả. Dân Capodiponte kéo đến trước tiên. Họ khiêm tốn tháo dày dép, phủ phục trước mộ, cáo lỗi của họ. Lòng khiêm tốn của họ đã làm cho những người có mặt cảm động và thêm sốt sắng đạo đức.

Nhân phép lạ càng xảy  ra thêm nhiều,Đức Giám Mục, hàng giáo sĩ, các dòng tu, các giáo sư, sinh viên, những vị thầy trong các ngành nghề đã tổ chức, vào những ngày nhất định, các cuộc kiệu đến mộ thánh. Các vị cầm những cây đèn sáp ong lớn. Khi không vào được trong  nhà thờ, vì cây đèn qúa cao, các vị đứng lại bên ngoài giữa quảng trường, tay cầm đèn [57].

Tin phép lạ đồn xa. Dân nhiều thành phố và nhiều nước nô nức kéo đến viếng mộ thánh nhân [58]. Ai cũng nói phải vận động tích cực để xin phong thánh và dân cử đến giáo triều với mục đích này những người có danh vọng và địa vị cao [59]. Đức Giáo Hoàng đón tiếp niềm nở [60]. Khi nghe kể các phép lạ vừa nhiều vừa hiển nhiên, Đức Giáo Hoàng và các hồng y ngất ngây như xuất thần.
 57)Truyện Một kể rất chi tiết vè các phép lạ và lòng phấn khởi sốt sắng của dân chúng. Có ngững đoạn kể rất thú vị  về chiều cao và trọng lượng các cây đèn sáp ong. Có ngững cây quá cao phải cưa ra từng khúc,mới đem vào được nhà thờ.
  58) Truyện Một kể:có các người Vénitiens, các người ở Trévise, ở Vicenne, ở Aquilée, các người Lombardie, Slaves, Đức và Hungari.
  59) Truyện Một nói: không đầy một tháng sau ngày thánh nhân qua đời.
. 06) Đức Grêgôriô IX, trước là hồng y Hugôlinô, bạn của thánh Phanxicô. 

Đức Giám Mục Padova, Viện Phụ dòng Biển Đức, Tu viện Trưởng dòng Đaminh ở thành phố được cử tổ chức một cuộc điều tra các phép lạ. Sau khi đã thẩm tra chu đáo, các vị vui mừng trở lại giáo triều, mang theo bản tường trình của các nhân chứng. Hai vị hồng y đại sứ của Toà Thánh Rôma ở miền này đồng thời cũng đệ văn thư xác nhận những gì hai vị biết rõ về thánh Antôn.

Một cuộc thẩm tra nữa về các phép lạ lại được tổ chức và đã đem lại kết quả nhanh chóng mỹ mãn. Sau đó hiển nhiên ai còn chối cãi việc phi thường đã được thẩm điịnh sẽ là chống lại sự thật. Chỉ còn việc được Đức Thánh Cha tuyên bố quyết định. Nhưng nhiều vị hồng y đã cố ngăn cản, viện lẽ một việc quan trọng như thế, không nên vội vàng. Trong số có một vị chống đối kịch liệt.

Vị này đã có thể gây chậm trễ, nếu Chúa không gởi đế cho ngài một thị kiến làm cho ngài thay đổi thái độ. Ngài mơ thấy Đức Giáo Hoàng đang dâng lễ thánh hiến một nhà thờ có các hông y phụ tế. Đến nghi thức đặt hài cốt thánh vào bàn thờ, Đức Giáo Hoàng ra hiệu đem hài cốt thánh đến, nhưng các vị phụ tế không tìm đâu ra hài cốt thánh. Đức Giáo Hoàng bảo lấy hài cốt trong một ngôi mộ mới. Các hồng y trình rằng đó không phải là hài cốt thánh. Đức Giáo Hoàng bảo cứ mở mộ ra. Mộ được mở và hài cốt trong đó hiện ra rất quí đến độ các hồng y giành nhau để được là người đầu tiên cầm lấy và đem đến.

Sáng ngày, thức dậy, ngài thấy các sứ giả Padova đang chờ đợi ngài trước cửa, ngài hiểu rằng thị kiến nhận được từ trời báo trước vụ phong thánh cho Antôn. Từ đó ngài trở  thành vị biện hộ và chủ trương rất hăng hái.

Đến ngày đã định,vị chủ chăn Giáo Hội, Đức Grêgôriô IX, chủ sự cuộc lễ, với tất cả vẻ long trọng huy hoàng thường lệ. Vây quanh ngài có hồng y đoàn và nhiều chức vị cao cấp thuộc khắp các miền đất trên thế giới đang hiện diện ở giáo triều. Sau bài đọc các phép lạ, đã được công nhận, Đức Giáo Hoàng giơ tay lên trời, sốt sắng kêu cầu thánh danh Thiên Chúa Ba Ngôi và ghi tên vào sổ các thánh, Antôn, vị linh mục rất mực thánh thiện của Đức Kitô và chỉ định lễ người được kính vào ngày người qua đời, nghĩa là ngày 13/6. Đức Giáo Hoàng còn ban ân xá một năm cho những ai thực tình ăn năn thống hối và sau khi đã xưng tội , đến viếng mộ thánh nhân ngày lễ người hoặc tám ngày sau, như đã ghi tỉ mỉ chi tiết trong sắc dụ phong thánh. Cuộc lễ này diễn ra ở Spoleta, ngày lễ Hiện Xuống, năm 1232, năm thứ 6 triều đại Đức Grêgôriô IX.

Padova, thành phố diễm phúc, hãy vui mừng, vì được giữ một báu vật, thị kiến đã cho thấy báu vật ấy xứng đáng được một bàn thờ làm phần mộ. Và ngài nữa, lạy thánh Antôn, diễm phúc, ngài cũng hãy vui mừng, ngài đã thoát ly thế gian, đã học cách nên hoàn hảo theo luật dòng thánh Augustinô, vì nóng lòng hưởng cành thiên tuế tử đạo, ngài muốn thắt lấy áo dòng và thắt sợi dây của vị thánh nghèo Phanxicô. Lòng khiêm nhường, đức nghèo khó, lời kinh nguyện sốt săng và việc giảng dạy chân lý đã đưa ngài đến cái chết thánh thiện. Ngài được Đức Kitô hiện ra vào giờ phút cuối cùng, và Đức Kitô đã dẫn ngài vào lâu đài trên trời ngự trị muôn đời, nơi chúng tôi, con cái lưu đày của ngài, ngờ lời cầu bàu của ngài, chúng tôi cầu xin Đức Kitô cũng dẫn đưa chúng tôi vào,Chúa Kitô cùng với Chúa Cha và Chuá Thánh Thần hằng sống và hiển trị đến muôn đời.Amen.
CHƯƠNG X

CÁC PHÉP LẠ
SAU NGÀY THÁNH ANTÔN QUA ĐỜI


Để vinh danh Thiên Chúa toàn năng, tôi quyết định thêm vào tập này một số phép lạ sau ngày thánh Antôn qua đời, đã được ghi chép và công nhận. Tôi cố gắng sắp xếp lại dưới vài đề mục, để ai muốn tìm, có thể gặp thấy dễ dàng. Các phép lạ, sưu tập sau ngày người của Chúa về trời, được chia ra dưới đây bốn tiết mục.
Thứ nhất: Nói về những người được chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền khác nhau.

Thứ hai: Về các người mù, điếc và câm được chữa lành.

Thứ ba: Các vụ đắm tàu và các người chết đuối khác được cứu.

Thứ tư: Những người khinh thị thánh nhân.


I. NHỮNG NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC CHỮA LÀNH CÁC BỆNH HOẠN TẬT NGUYỀN.

Sau ngày người của Chúa qua đời đã xảy ra nhiều phép lạ. Tôi xin lược thuật trong trang này. Tôi nhắc qua các phép lạ đã được công nhận trước Đức Giáo Hoàng hiện diện, trong số này có 19 người què đi được, 5 người tê liệt đứng dậy được, 5 người gù khỏi dị dạng, 2 người kinh phong hết ngã lăn sùi bọt mép, 2 người sốt rét được lành và 2 người chết sống lại.

Các phép lạ xảy ra thường xuyên, nên Anh em ở Pađôva xem thường không ghi chép nữa. Nhưng năm 1293 Anh Ray-mond de Saint- Rômain, trước là giáo sư ở thành phố này, sau được cử chức Tỉnh Phục Vụ Tỉnh Dòng Aquitaine, đã sưu tập một số và Anh đã xin được long trọng công nhận trước sự hiện diện của Đức Giám Mục, có những nhân vật đáng tin làm chứng. Trong số các phép lạ này, có một vài phép lạ tôi thấy phải kể lại, vì đã được công nhận và xác thực.

Có một Anh em, thuộc tỉnh dòng Romagna, tên là Cambius, bị bệnh sa ruột nặng đến độ như mang vào bụng cả một cái băng bằng sắt, y khoa không giữ được ruột anh khỏi sa xuống lê thê cực khổ. Anh định đến Bologna, tìm danh y, hy vọng y khoa giúp anh đỡ được phần nào. Nhân đi qua Pađôva vào dịp gần ngày lễ thánh Antôn, anh lưu lại ít hôm theo lời năn nỉ của một anh em, tên là Phanxicô. Bệnh hành anh đau đớn nhiều. Vài hôm trước ngày lễ, anh đi tu viện Vienne với một tu sĩ. Tu sĩ này ngã bệnh, anh chẳng dọn được giường nằm và chẳng giúp đỡ được gì hết. Anh em trong tu viện ngạc nhiên, thấy anh lơ là với bạn đồng hành, anh giở vạt áo lên, cho thấy cả một trìu ruột sa ra ngoài bụng. Đó là lý do để đừng trách anh.

Ngày lễ thánh Antôn, anh trở lại tu viện Pađôva. Anh thấy một đám đông bệnh nhân đang chen chúc nhau nơi mộ thánh nhân và được chữa lành như lòng mong ước. Anh giục lòng sùng kính và cũng hy vọng chắc chắn được chữa lành. Nhưng bị đám đông cản trở không thể chen vào giữa hàng cột gần ngôi mộ, anh chỉ đưa được tay mặt với tới, vuốt mạnh vào ngôi mộ, rồi tin tưởng anh đưa bàn tay đã chạm vào mộ thánh áp vào bụng anh, chỗ ruột sa và nâng ruột của nó trước trên bụng.

Lúc nâng ruột lên, anh đặt hết tin tưởng vào sự cứu giúp của thánh Antôn, anh nhấn mạnh thêm vào chỗ miệng ruột sa. Lạ thay, vì nhấn mạnh, nên miệng ruột sít lại và cứng lại. đó là lời chính anh Canbius đã dùng để nói trước nhiều người. Không có chỗ nào trên da cứng như cái sẹo lạ, chỗ miệng trước kia khi ruột sa ra ngoài. Anh nhảy múa và nói: "Vừa rồi tôi đâu có được thế này, chính nhờ thánh Antôn cứu giúp, bây giờ tôi nhảy được vũ được".

Để tỏ lòng biết ơn và để phục vụ thánh nhân đắc lực hơn anh xin chuyển sang tỉnh dòng này [61] .

Cũng năm ấy anh Phêrô ghi lại phép lạ sau đây :

Ở giáo phận Forli, có một bà, tên là Beatrice, đã từ 10 năm, mắc chứng bệnh nguy hiểm dễ sợ: Một cái bướu lớn bằng nắm tay, có lúc lớn hơn, bắt rễ sâu trong đầu, không thuốc gì làm tiêu tan được. Bà đã được nhiều danh y chữa trị nhưng vô hiệu. Tiếng đồn phép lạ thánh Antôn loan khắp nước Ý vừa rồi đã đến tai bà. Lòng bà dâng lên một niềm hy vọng sẽ được sự cứu giúp của thánh nhân. Bà thêm lòng kính mến thánh nhân. Bà khấn, nếu thánh nhân chữa lành bà xin dâng một cái vòng bạc bao quanh mộ người.

Đêm sau, lúc bà ngủ thánh Antôn hiện ra với bà trong giấc mơ. Bà thấy người dùng dao cắt tư cái bướu ra và chữa lành hẳn. Đã không đau đớn, bà còn cảm thấy trong người nhẹ nhàng thoại mái. Cũng trong giấc mơ bà đem chuyện nói cho mọi người biết. Sau đó thị kiến biến tan, nhưng quyền năng và hiệu quả vẫn tồn tại. Vài ngày sau, cái bướu ghê tởm kia bỗng nứt tư như thị kiến đã cho thấy, máu mủ chảy ra đầm đìa, không còn hình cái bướu nửa và bà lành hẳn. Bà kể lại cho mọi người biết việc lạ thánh Antôn đã làm. Bà đến Pađôva và cho đánh một cái vòng bạc bao quanh mộ thánh nhân.
 61) Phép lạ này cũng được kể trong phụ lục Thủ Bản Pađôva. Trong Truyện Một và trong Sách Các Phép Lạ.

     
II. NGƯỜI MÙ, NGƯỜI ĐIẾC VÀ NGƯỜI CÂM ĐƯỢC CHỮA LÀNH.

                                
Trong số các phép lạ được xác nhận trước Đức Giáo Hoàng có 6 người mù được sáng mắt, 3 người điếc được nghe và 3 người câm lưỡi được mềm ra.Trong số các phép lạ do anh Phêrô nói trên đã ghi, hồi anh dữ chức giảng viên ở Padova, người ta cũng thấycó một người điếc được nghe, người câm nói được.

Một anh em tên là Bernadinô, người ở Parmô, bị câm đã  hai tháng. Tật câm làm giảm sức khoẻ của anh. Anh không còn sức thổi tắt một ngọn đèn trước miệng. Các lương y tài danh nhất ở miền Lombardia không chữa anh bớt được phần nào.Các lương y đã nung sắt đỏ,đốt ở cổ anh 9 lần, đốt trên đầu một lần, lối chữa trị này không có hiệu quả, không có triệu chứng bớt, trái lại càng chữa, bệnh càng tăng, có lúc anh như ngạt thở. Anh nhớ lại các phép lạ của thánh Antôn, vị hiển thánh của Đức Kitô. Ngày lễ người cũng đã gần. Vì không nói được, nên anh viết một lá thư gửi anh Tỉnh Phục Vụ Tỉnh Dòng Thánh Antôn, xin phép đến Padova. Bệnh câm của anh ai cũng biết, nhưng Anh Tỉnh Phục Vụ vẫn ngại ngùng, sau đó, tin tưởng vào quyền năng thánh Antôn, anh đồng ý cho đi.

Vừa đến Padova, anh Bernadinô đến cầu nguyện ngay tại mộ thánh nhân. Tuy chưa nói được, nhưng anh vẫn bắt đầu ho, bắt đầu khạc. Anh tiếp tục tha thiết này xin, chung lời với một số anh em và đông đảo dân chúng kéo đến nhân ngày lễ và vì đã nghe tin đồn các phép lạ. Rồi bỗng anh ho ra đờm dãi dơ bẩn và nói được hoàn toàn, sức khoẻ cũng được phục hồi. Anh cao hứng, cất hát lớn tiếng điệp ca "kính chào Nữ Vương". Nghe báo có phép lạ, Anh Tỉnh Phục Vụ và Anh Giảng Viên chạy tới, đồng thanh với anh em hát tiếp điệp ca, lòng thêm sốt mến và vui mừng vì phép lạ đã diễn ra trước mắt anh em. Anh Bernadinô hát nữa; anh lành hẳn và vui mừng.

Cũng năm ấy, cũng anh Phêrô ấy, lúc còn là giảng viên ở Padova, đã ghi lại phép lạ sau đây.

Một tu sĩ, 25 tuổi giúp việc các nữ đan sĩ ở Padova. Trong thành phố và các vùng lân cận ai cũng biết anh, anh câm và điếc từ mới sinh. Anh không nói được, tật này dễ nhận thấy, vì lưỡi anh rất ngắn, chỉ lú lên khỏi cổ họng, lưỡi anh chỉ là một miếmg thịt nhỏ, xoắn lại như cái đanh ốc, nhìn vào thấy khô cứng và nhăn nheo, đúng như lời nhiều bà phước rất đáng tin đã thấy và đã tả lại chính xác cho Đức Giám Mục Padova nghe anh điếc, tật này cũng rõ ràng, nếu đem chuông lớn lắc bên tai anh, tuy anh thấy nhưng anh không nghe, không một cử động nào của đầu anh, không một dấu hiệu nào tỏ ra anh đã nghe, đúng như lời các anh em của anh đã đặt tay trên Phúc âm thánh, thề làm chứng trước Đức giám mục Padova. Đã hai lần, anh thấy thị kiến khuyến khích anh chạy đến thánh Antôn xin cứu chữa, nhưng chất phác đơn sơ, anh chẳng hiểu gì. Anh rảo tìm thánh nhân trong nhà và ở các quảng trường thành phố. Sau một thị kiến thứ ba, giống như hai thị kiến trước, anh tìm đến nhà thờ thánh Antôn và định ở đó suốt đêm cầu nguyện.

Để mọi người biết là đã có phép lạ, anh nói một thứ tiếng mới, có thể hiểu được, nhưng không giống như thứ ngôn ngữ nào anh biết [62].
 62) Câu văn gần như không thể hiểu được. Delerme dịch: ".... với cái lưỡi mới, anh nói một vài câu có thể hiểu được, mặc dầu cho đến nay anh chưa biết một thứ ngôn ngữ nào".

Thực ra, anh chỉ biết được một vài thứ riêng do Chúa soi sáng nói ra, anh chỉ biết một vài thứ tiếng do Chúa soi sáng ra người ta hiểu. Những người đã từng biết anh câm và điếc, nay anh thấy được, ai cũng kinh ngạc. Anh nói ra những lời người ta  chưa từng dạy anh. Các nữ tu, trước được anh giúp việc, thấy vậy lại càng ngợi khen thánh Antôn. Các bà thường nói: "Nếu thánh Antôn đã làm cho người anh em câm điếc của chúng ta nói được, nghe được thì quyền năng của người phải là nhiều và kỳ diệu..." Phép lạ này làm cho nhiều người, đàn ông, đàn bà, kéo đến thêm. Họ đề xuất với anh, trước gọi là Phêrô, nay được chữa lành, nên đổi tên là Antôn.

Sau đây là một phép lạ khác, tôi không thể bỏ qua, vì tôi đã nghe anh Piere de Pomerada kể. Anh này biết chắc, do anh đã nghe vị giảng viên tại chức ở Padova kể. Anh giảng viên này khẳng định bản thân là nhân chứng mắt thấy tai nghe.

Quanh vùng Padova, có một người muốn biết các điều bí ẩn qua sự giúp đỡ của ma quỉ. Một đêm kia, ông đến tham gia một nhóm quỉ thuật. Có một giáo luật làm thầy pháp, biết gọi ma quỉ lên. Ông vừa vào và thầy pháp vừa bắt đầu đọc phù chú thì ma quỉ xuất hiện, gào thét kinh hồn. Ông sợ khiếp đảm. Ma quỉ hỏi gì nói nấy. Đã thế nó còn hung ác xong vào ông, giựt lưỡi ông khỏi cổ họng và móc mắt khỏi đầu ông. Giữa cảnh khủng khiếp ấy đã phải có một người lôi ông thoát tay ma quỉ. Khi ông mở miệng ra, người ta không còn thấy vết tích gì của cái lưỡi nữa. Nhìn vào chổ trước kia là con mắt, bây giờ là hai cái lỗ sâu hoắm. Một thời gian ông cơ cực, kéo lê cuộc đời cơ cực, trong cảnh cơ cực. Ông rất buồn khổ, vì không thể xưng tội và cũng vô phương tìm thuốc chữa lành. Ông sực nhớ đến các phép lạ Thiên Chúa toàn năng đã quen làm nhờ lời bàu cử của thánh Antôn, tôi tớ Người.

Ông khẩn khoản thiết tha xin thánh Antôn cứu giúp. Ông nhờ người dắt tới nhà thờ thánh nhân. Ông ở lại đó nhiều ngày nhiều đêm, cầu nguyện không ngừng. Bỗng một ngày kia, giờ dâng lễ, lúc anh em sốt sắng hát: "Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến" và vị chủ tế dâng cao Thánh Thể Chúa, đôi mắt ông được trở lại. Ông vui mừng, vội vã ra dấu cho những người dự lễ biết ông đã thấy được rõ ràng. Thấy phép lạ này, mọi người xúm quanh ông, dâng lời khẩn nài Chúa, bởi công nghiệp và lời cầu bàu của thánh Antôn, Chúa đã cho ông thấy được thì xin cũng cho ông được nói, để tuyên dương phép lạ thánh nhân trước dân chúng. Lúc anh em hát: "Lạy Chiên Thiên Chúa" và hát xong "Xin ban bằng an cho chúng con", Đấng đã mở mắt người mù và cho người câm nói được, đã cho lại ông cái lưỡi và cho ông nói được. Ông mở ngay miệng và nói "Chúc tụng Chúa, Thiên Chúa Isael, Chúa đã ban cho tôi đôi mắt được thấy, một lần nữa Chúa lại ban cho tôi cái lưỡi, nói được."

III. CỨU NẠN TÀU BỊ BÃO VÀ CỨU NGƯỜI SẮP CHẾT ĐUỐI.

Trong số phép lạ đã được long trọng công nhận trước sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng, có nhiều phép lạ liên quan đến những người lâm nguy chết đuối.

Một bà kia bị rơi xuống nước, bà cầu nguyện cầu cứu thánh Antôn. Bà được vớt lên, người và áo vẫn khô. Trái lại những người nhảy xuống nước cứu bà đều bị ướt đẫm.

Có những người vượt biển, gặp bão lớn, thất vọng. Họ xưng tội và phó thác vào thánh Antôn. Họ đã được một ánh sáng le lói dẫn đường, đưa vào bờ bến một cách lạ lùng. Ánh sáng ấy tượng trưng thánh Antôn, không thể hồ nghi, vì suốt đời người đã sáng chói như một ánh sáng lạ. Phép lạ này đã làm cho  người hát ca mừng thánh nhân: "Ngài đã là dấu hiệu cứu thoát thuỷ thủ bị bão tố, cơ hồ đắm tàu. Với một tia sáng người đã chỉ đường cho họ."

Năm đã nói trên, cũng anh Phêrô, hồi giữ chức giảng viên tại Padova, đã ghi lại một phép lạ cùng loại.

Một em bé, 20 tháng, tên là Tomasinô, nhà cha mẹ em ở gần nhà thờ thánh Antôn. Mẹ em vô ý để em chơi gần lu nước đầy. Em vục nước chơi như các em bé thường chơi với nước, và có lẻ em thấy bóng em dưới đáy lu, nên muốn cúi xuống bắt, do đó em bị té váo lu, đầu xuống trước, chân ló lên trên. Bởi còn quá bé, em không xoay xở và ngoi lên được, nên chẳng mấy chốc bị chết ngột. Một lát sau, công việc đã xong, mẹ em trở lại, thấy hai chân con ló trên miệng lu. Bà kêu thét lên, chạy lại, lôi con ra khỏi lu. Nhưng bà thấy con đã lạnh cứng. Bà gào khóc. Làng giềng đều nghe tiếng.

Nhiều người chạy đến, trong số có anh em Hèn Mọn và các người thợ đang chỉnh trang trong nhà thờ thánh Antôn. Khi thấy em bé đã chết rồi, mọi người ra về, buồn bã và cảm thương bà mẹ. Phần bà, đau lòng, nhưng cũng nhớ lại các phép lạ của thánh Antôn, bà ăn nỉ cho con bà sống lại. Bà khấn, nếu người nhận lời, bà sẽ phân phát cho người nghèo một số lúa mì cân nặng bằng con bà. Từ chập tối tới nửa đêm, bà luôn đứng trước tử thi con bà, khẩn cầu thánh nhân, khấn đi khấn lại. Và phép lạ đã xảy ra "con bà sống lại, mạnh khoẻ."

Tôi còn nghe anh Piere Raymond kể và quả quyết với tôi, có bà kia, nhờ lời cầu bàu của thánh Antôn, đã thoát khỏi cơ nguy thất vọng và chết đuối.

Ở Bồ Đào Nha, có bà kia, thường bị ma quỉ quẫy nhiễu. Một hôm, chồng bà giận dữ, mắng vào mặt bà rằng bà bị quỉ ám. Không thể chịu đựng một sự nhục nhã như thế, bà bỏ nhà ra đi, định nhảy xuống sông tự tử, đi ngang trước nhà thờ người, bà bước vào cầu nguyện với Chúa trước lúc chết. Đang cầu nguyện, bà bỗng ngủ thiếp đi, và thánh Antôn hiện ra, bảo: "Bà đứng dậy, cầm lấy mảnh giấy này và giữ kỹ, mảnh giấy sẽ chữa bà khỏi ma quỉ quấy nhiễu. "Bà vâng theo lời người, và lạ thay, lúc thức dậy bà thấy trong tay có mảnh giấy, ghi mấy chữ: "Và con sư tử chi tộc Giuđa dòng họ Đavid, đã chiến thắng, nên có thể mở quyển sách và bẻ gãy các dấu ấn."

Bà biết rõ đã không mang một mảnh giấy nào tới đây, nay thấy trong tay mảnh giấy Antôn trao cho, bà tin tưởng vào lời hứa và trở về nhà. Bao lâu bà còn giữ mảnh giấy ấy, ma quỉ để bà bình an. Chồng bà thấy vậy, hỏi duyên cớ sao bà được khỏi ma quỉ quấy nhiễu... Khi bà đã nói cho chồng biết, ông chồng muốn tuyên dương cho mọi người biết phép lạ. Ông cũng thuật lại cho vua nước Bồ Đào Nha nghe. Vua đòi xem mảnh giấy và sau khi ông đã đưa cho vua, vua không muốn trả lại cho ông nữa. Ngay đó ma quỉ lại quấy nhiễu bà vợ. Thương vợ, nhưng không có cách gì giúp được ông đem việc bàn với các Anh Em Hèn Mọn. Anh em và triều vua, xin một bản sao. Bản sao cũng có hiểu năng như bản chính và bà mãi mãi được khỏi ma quỉ quấy nhiễu [63].
 63) Sách các Phép Lạ kể dài hơn. Việc xảy ra hình như ở Santarem. Con sông là Le Tage. Ông vua là Denys, chồng bà thánh Élisabeth de Portugal, trì vì từ 1279 đến 1325.
IV. NHỮNG NGƯỜI KHINH THỊ THÁNH NHÂN

Một hiệp sĩ lác giáo từ hồi còn nhỏ, một hôm đang ngồi bàn ăn tiệc, nghe kể chuyện các phép lạ thánh Antôn, ông chế nhạo. Nhân tay cầm sẵn cái ly, ông ném từ trên cao xuống đất và nói lớn: "Nếu ông Antôn giữ cái ly khỏi vỡ, thì tôi tin ông là thánh." Tuy rơi xuống giữa nền đá, cái ly do phép lạ đã không vỡ. Thấy thế, người quân nhân này từ bỏ lầm lạc và tin vào Đức Kitô. Khi còn ở trần gian, thánh Antôn đã làm cho cái ly vỡ lại lành, nào có gì lạ, khi đã hưởng vinh quang trên trời, người cũng lại giữ được cái ly khác khỏi vỡ tan tành. Bởi vậy, dân chúng đã ca hát tuyên dương người với lời lẽ của một thánh thi: "Một phép lạ đã đưa một người lạc giáo trở về ánh sáng đức tin, nhờ một cái ly mỏng dòn từ trên cao ném xuống đất đã không vỡ tan tành [64].

Một giáo sĩ đã đem việc điều tra các phép lạ ra làm trò cười. Nhân lâm bệnh nặng, ông khẩn xin ông thánh Antôn cứu giúp và đuợc lành. Từ đó ông nhiệt thành biện hộ cho sự thánh thiện của người, sự thánh thiện chính ông đã cảm nghiệm. Bởi đó, trong thánh thi nói trên, dân chúng đã ca hát ngợi khen thánh  nhân:

"Một giáo sĩ đem quyền năng hay làm phép lạ của thánh nhân ra làm trò cười, lúc lâm bệnh nặng, ông đã khấn và được lành.

Ông đã công khai tuyên dương vinh quang của người."[65]
   64) Câu trích trog kinh thần tụng thánh Antôn, do Julien de Spise. Truyện Một kể thêm: Hiệp sĩ tên là Albardino. Ông đã đến hành hương Padova với vợ con, với bà con rất đông. Chính ông đã đưa cái ly không vỡ cho anh em xem và kể lại sự kiện đã xảy ra.
  65) Câu cũng trích ở thần tụng kinh thánh Antôn. Truyện Một kể thêm: Tên vị giáo sĩ là Guidôt. Giáo sĩ có tham dự cuộc kiểm tra các phép lạ trước giám mục Padova. Ông đã nhờ mẹ ông khấn cho ông.
Các phép lạ diễn ra nơi mộ người của Chúa nhiều lần và huyền diệu đã chứng minh rõ ràng hơn ánh sáng giữa ban ngày rằng Đấng ở dưới đất đã được tôn vinh qua bao nhiêu sự kiện lạ lùng, lúc lên trời cũng được hiển vinh cao sang tuyệt độ lạ lùng [66]
Lạy thánh Antôn, cha rấy thánh thiện, xin đoái nhận việc soạn sách khiêm tốn của người anh em cha đây. Trước nhan Chúa, là Cha muôn ngàn ánh sáng, xin cha làm trạng sư biện hộ cho anh em đang 
66) Hơn tất cả các sách sưu tập phép lạ, bài đáp ca sau đây nhan đề " Si quaeris miracula" đã phổ biến khắp nơi và qua các thế kỷ vinh quang sáng ngời của vị thánh hay làm phép lạ ở padova.

Si queaeris miracula
Mors, error, calamitas,
Daemon, lepra, fugiunt,
Aegri surgunt sani.

Cedunt mare, vincula,
Menbra resque perditas
Petunt et accipiunt
Juvenes et cani.

Pereunt pericula,
Cessat et necessitas,
Narrant hi qui sentiunt,
Dicant Paduani.
- Nếu bạn tìm phép lạ, tử thần, lạc giáo, tai hoạ, ma quỉ, phung cùi tẩu thoát, người bệnh tật chỗi dậy lành mạnh.
- Sóng yên bể lặng, xiềng xích đứt rơi, người trẻ và người già, xin và được lại tay chân  và đồ vật bị mất.
- Nguy hiểm biến tan, cảnh khổ chấm dứt, như những người cảm nghiệm thuật lại, như người dân Padova kể.
- Ta nên lưu ý, đây là bằng chứng cổ nhất, nói đến lòng tin tưởng của đại chúng, xin thánh Antôn cho tìm thấy của cải vật dụng đã mất.
- Ai là tác giả sáng tác bài đáp ca? Trước người ta nghĩ là thánh Bonaventura, nhưng hiện nay các nhà phê bình đều nói là Julien de Spire.   

lê bước giữa cảnh lưu đày khổ cực này. Cùng với thánh Phanxicô, là cha các người nghèo, xin cầu cho chúng con, nhờ việc giữ lời khấn, chúng con cũng được giữ phần địa vị vinh quang của người và của cha. Nhờ lời cầu bàu của cả hai vị, chúng con mong được ơn ban cho Đức kitô, là cha các người nghèo, là Vua đầy lòng thương xót, là Đấng cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần hằng sống và hằng trị muôn đời. Amen.

PHỤ LỤC CỦA NGƯỜI CHUYỂN NGỮ

THÁNH ANTÔN MẤT QUYỂN THÁNH VỊNH

Hồi thánh Antôn ở Montpellier, một tập sinh ăn cắp của người quyển thánh vịnh, rồi ban đêm bỏ dòng trốn đi. Thấy mất sách, thánh nhân liền cầu nguyện. Khi người tập sinh sắp qua một cái cầu, bỗng có thằng quỉ hiện ra, tay cầm cái rìu, đón đường. Thằng quỉ bảo người tập sinh muốn sống, phải trở về nhà dòng, mang quyển thánh vịnh trả lại. Lúc đầu người tập sinh không muốn nghe theo, nhưng sau thấy hình thù thằng quỉ khủng khiếp dễ sợ, anh quyay trở lại, xưng tội với thánh nhân. Anh vừa khóc vừa xin thánh nhân cho anh tiếp tục tu trong dòng.

(Truyện này được chép trong Sách Các Phép Lạ. Có người nghĩ: Đây là nguyên nhân khởi đầu lòng tin tưởng của dân chúng, khi mất vật gì, liền chạy đến khấn xin thánh Antôn tìm lại cho.)

CHÚA HÀI ĐỒNG HIỆN RA VỚI THÁNH ANTÔN

Một hôm thánh Antôn đến một thành phố kia, có nhà quí tộc mời người đến tá túc và dọn cho người một phòng riêng yên tĩnh trong lâu đài ông, để thánh nhân có thể chuyên tâm đọc sách và suy niệm. Lúc thánh nhân cầu nguyện trong phòng, bên ngoài nhà quí tộc đi bách bộ, bước chân nhẹ nhàng. Ông rảo khắp lâu đài, lúc đến gần phòng thánh nhân, ghé mắt nhìn qua cửa sổ, ông thấy một em bé mũm mĩm trên tay thánh nhân. Thánh nhân âu yếm vuốt ve em bé, hôn em bé. Thánh nhân ngây ngất chiêm ngắm vẻ xinh đẹp của em bé. Ông không hiểu em từ đâu đến. Em bé linh thiêng đây chính là Chúa Hài đồng bảo thánh Antôn biết chủ nhân đã trong thấy người. Sau khi Chúa Hài Đồng biến đi, thánh Antôn mời chủ nhân vào phòng, cấm ông không được nói ra những gì ông đã thấy, bao lâu người còn sống. Sau khi thánh nhân qua đời, người nhân chứng được phước thấy phép lạ này đã vừa khóc vừa công khai kể lại. Ông đã đưa tay chạm vào hài cốt thánh để minh chứng sự thật lời ông nói.

(Truyện này được chép trong Sách Các Phép Lạ. Ngày nay chúng ta thấy các bức hoạ thánh Antôn, các tượng thánh Antôn trong nhiều nhà thờ đều diễn tả cảnh Chúa Hài Đồng hiện ra với thánh nhân, như trong truyện trên đây.)

KINH CẦU ÔNG THÁNH ANTÔN

Sách lịch sử dòng thánh Phanxicô kể rằng: Kinh cầu này do dòng thánh Phanxicô đặt ra và ghi nhận đây là kinh rất hiệu nghiệm: khi lấy lòng sốt sắng mà đọc kinh này, thì kẻ có tội được ăn năn trở lại, kẻ lành được vững vàng đi đàng nhân đức cho đến cùng, người âu lo được yên ủi, người đau được lành đã, mất mùa, đói khát chiến tranh loạn lạc, động đất, sấm sét bão táp.

Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con
Xin Chúa Kitô nghe cho chúng con.
Chúa Kitô nhậm lời chúng con.
Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa trời thật.
Thương xót chúng con.
Đức Chúa Con chuộc tội cứu thế là ĐCT thật.
Thương xót chúng con.
Đức Chúa Thánh Thần là ĐCT thật.
Thương xót chúng con.
Ba Ngôi cũng là một ĐCT. ( Thương xót chúng con).
Rất Thánh Đức bà Maria chẳng hề mắc tội Tổ Tông. (Cầu cho chúng con).
Ông thánh Antôn. Cầu cho chúng con.( Câu nào cũng thưa như vậy)
Ông thánh Antôn làm nổi danh dòng Phanxicô.
Ông thánh Antôn là hòm bia Thiên Chúa để truyền.
Ông thánh Antôn là đền thờ Đấng khôn ngoan cùng ngự.
Ông thánh Antôn chê bỏ những sự vui giả thế gian.
Ông thánh Antôn chống trả tính xác thịt thế gian cho lọn.
Ông thánh Antôn chuộng sự hãm mình đền tội.
Ông thánh Antôn là gương nhân đức chịu luỹ.
Ông thánh Antôn là gương nhân đức sạch sẽ.
Ông thánh Antôn là gương nhân đức khiêm nhường.
Ông thánh Antôn yêu mến thánh giá Chúa Giêsu hết lòng.
Ông thánh Antô ước ao chịu chết vì đạo hết lòng.
Ông thánh Antôn ẳm bế Đức Chúa Giêsu.
Ông thánh Antôn lòng yêu chuộng sự công chính.
Ông thánh Antôn có lòng sốt sắng giảng đạo Chúa.
Ông thánh Antôn là đèn sáng soi kẻ có tội.
Ông thánh Antôn là búa sắt phá tan bè rối.
Ông thánh Antôn là gương mẫu kẻ muốn lên trọn lành.
Ông thánh Antô yên ủi kẻ ấu lo.
Ông thánh Antôn chống trả kẻ nghịch dữ.
Ông thánh Antôn bênh vực kẻ hiền lành.
Ông thánh Antôn cứu chuộc kẻ làm tôi.
Ông thánh Antôn phù hộ kẻ đi đường.
Ông thánh Antôn hay chữa kẻ liệt lào.
Ông thánh Antôn hay làm phép lạ.
Ông thánh Antôn cho kẻ câm được nói.
Ông thánh Antôn cho kẻ tối mắt được sáng.
Ông thánh Antôn cho kẻ què chân được đi.
Ông thánh Antôn trừ ma quỉ ra khỏi người ta.
Ông thánh Antôn cho kẻ chết sống lại.
Ông thánh Antôn tìm thấy của người ta đã mất.
Ông thánh Antôn cầm dẹp cơn giận kẻ kiêu ngạo, kẻo phải chước ma quỉ cám dỗ.
Ông thánh Anton chữa lành chúng con kẻo phải sấm sét bão táp
Ông thánh Antôn chữa chúng con kẻo phải ôn dịch giặc giã cùng mọi sự dữ.
Ông thánh Antôn chữa chuíng con trong trói đời chúng con.
Ông thánh Antôn bênh vực chúng con trong trói đời chúng con.
Ông thánh Antôn bênh vực chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
Tha tội chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
Nghe lời chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
Thương xót chúng con.
Ông thánh Antôn cầu cho chúng con.
Đáng được ơn cả Chúa Kitô.


LỜI NGUYỆN.

 Chúng con lạy ơn ĐCT, Chúng con xin Chúa nghe lời ông thánh Antôn là đầy tớ Chúa bầu cử, mà ban cho con cái Hội Thánh hằng được sự vui mừng, cùng mọi sự lành phần linh hồn ở đời này và được hưởng sự vui vẻ vô cùng trên thiên đàng đời sau. Chúng con xin bấy nhiêu sự ấy vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu là Chúa chúng con. Amen.

MỤC LỤC.

DẪN NHẬP: Các sách cổ viết về thánh Antôn ở thế kỷ 13, 14 và truyện thánh Antôn do Jean Rigauld sáng tác.
Ở đây khởi truyện thánh Antôn, dòng Anh Em Hèn Mọn, sáng tác do  tu sĩ Jean Rigauld cùng dòng...

CHƯƠNG I: Những ngày thánh Antôn ở thế gian

CHƯƠNG II: Những ngày người tu trì và trau dồi kiến thức trong dòng Kinh Sĩ Tại Viện....

CHƯƠNG III: Cách và lý do người đã quyết định xin chuyển sang dòng Anh Em Hèn Mọn...

CHƯƠNG IV: Người đổi tên và đi sang các nước dân ngoại.

CHƯƠNG V: Đức khiêm nhường đáng cảm phục của người và
Chúa đã đáp ứng các sở nguyện của người..

CHƯƠNG VI: Đức nghèo của người và người được Chúa cung cấp nhu cầu cách kỳ diệu...

CHƯƠNG VII: Người suy niệm cao sâu và được Chúa nhận lời xi theo sở cầu..
CHƯƠNG VIII: Người là nhà thuyết giáo thời danh và được ơn làm phép lạ...
CHƯƠNG IX: Người qua đời và được ghi tê vào sổ các thánh..

CHƯƠNG X: Các phép lạ sau ngày thánh Antôn qua đời.
PHỤ LỤC của người chuyển ngữ..
.....................................................................................................
















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét